Ngôi làng ba năm lại đào mộ và trang điểm cho người chết một lần

Theo Culturetrip
Chia sẻ

Cứ ba năm một lần, người thân của xác chết lại đào mộ, đưa xác ra ngoài, làm sạch thân thể, trang điểm, thay quần áo mới rồi đặt lại vào hòm. Nhờ nghi lễ này, các thi thể dù chết hàng chục, hàng trăm năm vẫn trông như người sống.

*Cảnh báo: bài viết này có chứa nhiều hình ảnh về cái chết, cân nhắc trước khi xem.

Các lăng mộ lỗ trên bức tường đá lớn vẫn còn mở. Trông giống như cách bố trí của một khách sạn con nhộng, một nơi để nghỉ ngơi tạm chứ không phải là nơi an nghỉ cuối cùng. Dân làng đang bắc thang lên để lấy quan tài ra khỏi các lăng mộ.

Với người ngoài, việc đào mộ và trang điểm cho những xác người chết đã qua hàng thập kỷ quả là một việc điên rồ. Tuy nhiên, với người dân ở Toraja (Indonesia), Ma’nene - tên của nghi lễ này - là vô cùng cần thiết để tôn vinh tổ tiên của họ.

Để hiểu được ý nghĩa những lễ nghi đặc trưng của Toraja, trước hết bạn cần hiểu được lòng trung thành và tôn kính đối với tổ tiên của họ. Các phong tục truyền thống của Toraja chủ yếu được hình thành từ những tình cảm ấy.

Chẳng hạn như, truyền thống căn nhà Tongkonan, được xây dựng với mái nhà có hình một chiếc thuyền để tưởng nhớ những vị tổ tiên - những người đầu tiên đã vượt biển lớn bằng những con thuyền truyền thống để đến khai phá vùng đất quê hương.

Ma’nene cũng được xem là một nghi thức nhằm tăng thêm sự gắn kết giữa người sống và người chết. Với niềm tin sẽ được tổ tiên phù hộ và che chở, cũng không có gì là khó hiểu khi người sống ra sức bảo tồn vẻ ngoài cho cơ thể tổ tiên và duy trì các cơ thể này như là một phần sinh mạng của họ.

Và nghi thức truyền thống này đã làm “say đắm” nhiều khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Có lẽ họ bị mê hoặc khi thấy người chết “sống lại”.

Buổi lễ chỉ được diễn ra sau khi một Trưởng lão đưa ra lời cầu nguyện đặc biệt, xin phép và xin ban phước từ tổ tiên. Các thành viên trong gia đình tập trung quanh quan tài, nói chuyện và giao tiếp với người nằm bên trong như với một người bạn đã lâu không gặp.

Một người phụ nữ xuất hiện từ bên trong quan tài. Cơ thể của bà vẫn giữ được hình dáng hoàn hảo, với mái tóc trắng và làn da còn nguyên vẹn. Sau khi đưa bà ra ngoài, người thân và con cháu của bà bắt đầu giúp bà làm sạch thân thể, trang điểm và thay quần áo mới.

Khi toàn bộ quá trình đã hoàn tất, người phụ nữ trông tươi sáng hơn và gần giống như thật. Trong phút chốc, người ta có thể nhầm lẫn đó là một phụ nữ sống, nếu bỏ qua chi tiết rằng bà quá gầy gò và có chút đáng sợ.

Nghi lễ Ma'nene lần thứ mười của bà cuối cùng cũng đã kết thúc, tức là đây là lần thứ mười bà được đưa ra khỏi quan tài để trang điểm lại. Kể từ khi bà qua đời cách đây 30 năm, các thành viên trong gia đình bà chưa bao giờ bỏ lỡ một kỳ lễ nào.

Nghi lễ Ma’nene thường được tổ chức ba năm một lần sau mùa thu hoạch, hoặc theo chỉ dẫn của các bậc trưởng lão.

Việc trang điểm cho những xác chết để nhận được sự phù hộ từ tổ tiên không phải là một việc làm ngẫu nhiên. Có một truyền thuyết về một người thợ săn tên là Pong Rumasek, người đã phát hiện ra một xác chết trong tận rừng sâu. Anh vệ sinh và chải chuốt cho cơ thể, thậm chí mặc cho xác chết quần áo của chính mình, trước khi chôn nó xuống một bãi đất. Kể từ lúc đó, Pong Rumasek nhận được một sức mạnh phi thường - anh kiếm được một lượng thức ăn khổng lồ hơn cả những gì mà anh hằng ao ước. Người Toraja rất tin tưởng vào câu chuyện này.

Một số người Torajan còn xem nghi lễ này có ý nghĩa sum họp gia đình và làm tăng tình đoàn kết giữa anh em họ hàng xa. Để kết thúc nghi lễ này, các thành viên trong gia đình - cả những người sống đang sinh sống ở nơi khác - sẽ cùng nhau dành thời gian, tiền bạc, và cùng chuẩn bị cho bữa tiệc lớn sau cùng, một bữa đại tiệc được tổ chức bởi con cháu những người đã khuất.

Chia sẻ

Theo

Culturetrip

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất