Gặp gỡ người Maniot - ‘hậu duệ’ của những chiến binh Sparta

Theo BBC
Chia sẻ

Mani là một phần vách đá nhô ra từ cực nam của bán đảo Penloponnese ở Hy Lạp. Đây là nơi cư ngụ của người Maniots, một thị tộc có nguồn gốc từ Spartans, những chiến binh huyền thoại của Hy Lạp cổ đại.

Khoảng 3000 năm trước, vào thời Hy Lạp cổ đại, nhiều vùng ở Peloponnese thuộc quyền sở hữu của thành bang Sparta và những vùng lận của nó.

Không như những người dân sống gần lưu vực sông thành bang Athens thường làm công việc liên quan đến nghệ thuật hay triết học; người Spartans là những chiến binh. Đàn ông Spartans đã được huấn luyện từ những năm lên 7, trải qua thử thách về thể chất trước khi chính thức tòng quân vào năm 20 tuổi. Mặt khác, phụ nữ thì không phải gia nhập quân đội, thay vào đó họ sẽ được giáo dục nên người và hoàn toàn có quyền tư hữu - một quyền bị hạn chế đối với phụ nữ ở nhiều thành bang khác của Hy Lạp.

Sau khi đánh bại thành bang Anthens trong chiến tranh Peloponnese, Sparta đã vươn đến đỉnh cao thống trị của nó vào thế kỉ thứ 5 trước Công Nguyên. Nhưng đế chế này lại không kéo dài. Vào năm 371 trước Công Nguyên, Sparta đã bại trận dưới tay Thebes, dẫn tới sự sụp đổ của đế chế Sparta. Nhưng những người Sparta sống ở bán đảo Mani, đã bảo vệ lãnh thổ của họ khỏi đế chế Thebes, về sau là thế lực của Ottoman, Ai Cập và Pháp.

Peloponnese ngày nay

Cho đến nay, những người Maniot đang sống ở Mani luôn tự hào rằng họ chính là hậu duệ của những chiến binh Sparta cổ xưa. Những câu chuyện về tổ tiên của họ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và vẫn khiến giới nghiên cứu tranh cãi về tính xác thực.

Những người Maniot từng được biết đến như những kẻ đáng sợ trên biển cả lẫn đất liền. Họ thường xuyên lênh đênh trên biển và tiến hành cướp bóc ở những quốc gia giáp biển. Những người Maniots hiếu chiến và tàn nhẫn đến mức quét sạch hết những đế chế mà họ đi qua.

Người Maniot đã từng duy trì chính quyền tự chủ đến tận cuối thế kỉ 19, khi chính phủ Hi Lạp bắt đầu hạn chế quyền tự trị của bán đảo Mani. Nhưng không lâu sau, vào những năm 70, khi những công trình thi công mở ra cho bán đảo con đường đi khắp Peloponnese, những người Maniots lại bắt đầu chào đón những cư dân mới.

Và những xung đột trong quan hệ trên bán đảo không chỉ xảy ra với người ngoài. Trong quá trình tự trị, khu vực này bị thống trị bởi nhiều gia tộc hay thị tộc; và những thị tộc bắt đầu chiến tranh vì quyền lực, hay để trả những mối thù truyền kiếp.

Nhưng trong thời điểm hiện tại, người Maniots đã chung sống hòa thuận hơn, trở thành những người nông dân lương thiện trồng ô liu và trở thành khu vực nổi tiếng với loại cây này.

Chia sẻ

Theo

BBC

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất