Logo Saostar - Special
SPECIAL

Chúng ta, ai rồi cũng sẽ lớn lên và có một gia đình cho riêng mình

Chia sẻ
Chúng ta, ai rồi cũng sẽ lớn lên và có một gia đình cho riêng mình

Chúng ta, ai rồi cũng sẽ lớn lên và có một gia đình cho riêng mình

Chúng ta, ai rồi cũng sẽ lớn lên và có một gia đình cho riêng mình

Chúng ta, ai rồi cũng sẽ lớn lên và có một gia đình cho riêng mình

Gia đình bao gồm những người cùng chung một huyết thống, là những người yêu thương nhau nên vợ nên chồng, là các thế hệ ông bà, bố mẹ và các con được nối tiếp từ đời này qua đời khác… Từ sâu trong tâm khảm của chúng ta, cái nôi gia đình luôn lưu giữ hình ảnh của tổ tiên, gia tộc, ông bà, cha mẹ lẫn người thân. Ở nơi đó dù có đi đâu xa xôi vạn dặm, ai cũng xốn xang, khắc khoải nỗi nhớ quê nhà. Ở nơi đó, dù chặt chội hay rộng lớn vẫn luôn đủ sức bao dung. Ở nơi đó, dù đôi lần giận hờn cãi vã vẫn là bến đỗ bình yên cho mỗi người. Hai tiếng “gia đình” dù ngắn gọn nhưng chứa đựng cả tình cảm bao la, là tài sản vô giá mà không có bất kỳ điều gì có thể đánh đổi được. Nói bao nhiêu cho vừa khi gia đình luôn là “chiếc nôi hạnh phúc”.

28/06 - Ngày gia đình Việt Nam chính là cột mốc quan trọng để mỗi chúng ta tự nhắc bản thân mình nhớ về gia đình, vun đắp và duy trì sợi dây tình cảm trong cả 364 ngày trở nên khăng khít hơn. Có thể chỉ một lần từ chối hội bạn thân đi ăn ngoài nhà hàng để về nhà dùng bữa tối với bố mẹ, có thể chỉ là một cái ôm buổi sáng chào bà trước khi đi làm, có thể chỉ một lần thu xếp bộn bề công việc để đưa gia đình đi dã ngoại, hay đơn giản là ngồi ghép mô hình đồ chơi cho đứa em nhỏ tuổi… tất cả những điều đó rất đỗi bình dị trong cuộc sống nhưng chưa khi nào trở nên dư thừa. Tình cảm gia đình luôn lớn lao nhưng lại được vun đắp từ những điều rất nhỏ.

Chúng ta, ai rồi cũng sẽ lớn lên và có một gia đình cho riêng mình

Chúng ta, ai rồi cũng sẽ lớn lên và có một gia đình cho riêng mình

Gia đình là sự vun đắp của tình yêu đôi lứa, nhưng sau đó gia đình còn tạo nên sự vững chắc, lâu bền bởi những đứa con. Khi có con, gia đình không đơn thuần là tình yêu, tình thương mà ở đó còn có cả trách nhiệm. Có lẽ khi bạn lớn lên và có cho mình một gia đình nhỏ, sự thay đổi đó chưa đủ tác động tới bạn nhiều, vẫn đơn giản là như những ngày yêu nhau, đưa đón, đi làm và về ăn tối, thi thoảng đi xem phim, du lịch… nhưng khi có con, bạn mới cảm nhận hết được ý nghĩa của gia đình. Trách nhiệm chính là điều khiến bạn muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho gia đình nhỏ của mình. Hiểu hơn về nó, cảm nhận và trải nghiệm nó theo cách riêng của bạn. So với cái hồi sống chung với bố mẹ, bạn được nhắc nhở hoài về điều này để làm hành trang riêng cho tổ ấm của mình, thì cũng đã đến lúc thực hiện nó một cách nghiêm túc và chân thành nhất.

Những gia đình từ thành thị tới vùng cao, từ dân tộc Kinh cho tới các dân tộc thiểu số, dù ở vùng núi hay miền biển thì tất cả họ đã, đang và sẽ luôn xây đắp hạnh phúc riêng cho tổ ấm của mình. Nói riêng về gia đình vùng cao, trong sự thiếu thốn, khó khăn của cuộc sống vẫn khiến tình cảm gia đình được duy trì… theo cách họ cố gắng. Có thể những đứa trẻ vùng cao cơm ăn không đủ no, quần áo không đủ mặc, những đôi mắt trẻ thơ còn vướng nhiều lo sợ, không được đến trường… Những đứa trẻ chỉ lớn lên theo thời gian một cách đúng nghĩa. Chúng theo bố mẹ lên nương, ở nhà địu em rong chơi bên những gốc đào có khi đi chăn trâu bên kia quả đồi.

Chúng ta, ai rồi cũng sẽ lớn lên và có một gia đình cho riêng mình

Chúng ta, ai rồi cũng sẽ lớn lên và có một gia đình cho riêng mình

“Tôi vội vã bước trong cơn mưa, lang thang khắp ngõ ngách trên con phố ngày nào cũng đi qua đi lại, chẳng có cảm xúc gì, con phố chẳng có gì thú vị, chẳng có kỉ niệm nào nằm trên con phố này, vâng điều thú vị vẫn là những giọt mưa bẩn thỉu kia, nó chỉ cần rơi xuống thôi là đủ, thế mà nó lại mang bao nhiêu ký ức ấu thơ ùa về. “Mấy thằng kia, cứ tắm mưa đi rồi ốm đau, ai làm ruộng cho”, mẹ nói vậy, thế là kệ mẹ nói, ướt sẵn rồi, chiều về nghỉ giặt sau.

Vâng! Mẹ chẳng rảnh giặt cho đâu ạ. Toàn tự giặt. Lớp 1-2-3… mùa hè, mùa làm ruộng…

Mùa mưa, những ngày như những ngày bây giờ. Các bạn đã từng hay biết là tụi mình dùng cái lót bên trong bao tải cắt ra thành những “mảnh áo mưa” không, cũng phải đi bộ xuống tận thị xã để mua bao tải về, để mùa lúa chín còn có cái mà đựng và không cần phí tiền mua áo mưa. Nếu mùa nào bố mẹ không có tiền đi chợ mua thì ông bà ngoại sẽ mua cho mấy anh em, mỗi người một mảnh “áo mưa”, sẽ rất vui nếu 1-2 ngày sau không bị rách thành 2 mảnh. Đi chăn trâu cũng cái áo mưa đó. Đi cắt cỏ cho trâu, ngựa cũng áo mưa đó. Đi lấy củi, cũng áo mưa đó. Đi làm cũng áo mưa đó. Và nếu rách thì sẽ bị ba mẹ mắng đấy. Nhưng, thật là buồn nếu không được tắm mưa, nhưng cũng rất buồn nếu bị ốm và cánh đồng ruộng kia toàn mấy đứa em nhoi nhoi 7-8 tuổi cầm cái cuốc, cái cày để làm.

Thi thoảng đi cắt cỏ cho ngựa hay cỏ cho trâu thì chẳng cần mang theo áo mưa, mấy đứa chia nhau ra cõng, đứa nhỏ cõng ít, đứa lớn thì mười mấy bó, đu đu bám bám cây cỏ mà về. Chúng tôi đi cắt cỏ cho trâu ăn thường là giữa buổi đi làm chiều, tầm 3 giờ, sau bữa trưa khoảng 2 tiếng. Bố mẹ chỉ ra đồng làm sau buổi trưa và nếu tụi mình làm chậm thì sẽ bị mắng. “Làm sáng giờ mà chỉ được vậy thôi hả? Mấy đứa ăn hại”.

Chúng ta, ai rồi cũng sẽ lớn lên và có một gia đình cho riêng mình

Thực ra cái tuổi các bạn ở thành phố đang “Mẹ ơi con muốn ăn kẹo” thì tụi mình hùng hục ở cánh đồng, lặn lội với mưa gió bão bùng, những con ong chăm chỉ, nhỏ xíu, bằng những hòn đá chúng đang cố đẩy khỏi đồng ruộng, chỉ thấy cái “áo mưa” màu trắng chúng khoác lên mình, ruộng bậc thang cũng nguy hiểm, nó mà sập một cái thì chỉ có nằm liệt mà thôi. Nhưng trời thương, không có chuyện đó xảy ra với mấy anh em. Có những cơn bão vù vù thì cũng gắng làm xíu rồi chạy về lán tránh, bão sắp tan thì tiếp tục. Rồi những ngày nắng vỡ đầu, vừa làm vừa lấy tay quệt mồ hôi cũng chẳng kịp, nếu không ba mẹ sẽ mắng, sợ người ta nhìn vào sẽ nói mình hư.

Rồi những ngày mưa tầm tã, những hạt mưa như những viên đạn, bắn vào người, rát bỏng da. Chúng làm rách cả cái “áo mưa” đang mặc. Làm ruộng ở 2 nơi, một nơi có lán che, một nơi không và nếu làm chỗ không lán, mưa mà ập đến thì cả nhà sẽ cùng ăn cơm với “canh mưa”. Mùa mưa, trẻ con, có khổ đấy nhưng cũng đầy niềm vui. Giờ muốn ăn một bữa cơm với “canh mưa” ngoài đồng là điều quá xa vời. Đôi khi một mình lủi thủi nơi đất khách quê người lại ao ước, thèm khát quay ngược thời gian để được bên cạnh gia đình trong khoảnh khắc ấy, làm mệt rồi ngủ chẳng lo toan điều gì.

Chúng ta, ai rồi cũng sẽ lớn lên và có một gia đình cho riêng mình

Cũng nhớ những lúc xuống đồng cấy lúa lắm, mà thích nhất đi cấy nhà ngoại. Nếu bây giờ các bạn được chứng kiến cảnh đó chắc chắn bạn sẽ nhảy xuống ruộng liền, ném đất, vâng cũng có nhiều mối tình từ cái trò hơi lấm lem đó. Móc dưới ruộng lên một nắm đất ướt nhẹp và ném vào một ai đó đang không chú í. Cả đám mười mấy người ném nhau, đôi khi các cụ cũng “ăn” phải cục đất í, cười cười nói nói, tay vẫn cấy lúa đều đều.

Rồi có một buổi rủ lũ bạn đi tắm suối hay đi bắt cá rồi mẹ cầm roi đến gọi “Lùng ơi, mày ở đâu, về nhà đi làm ngay, không được lười biếng, chúng mày muốn chết à”. Thế là những chiếc roi mây có dịp được in hằn lên da thịt, nhưng bạn đừng vội trách mẹ quá tay vì mẹ lo cho tụi mình, mùa mưa bất thường lũ quét có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Quần áo những năm 1999 - 2000 không có, nhiều thì 4 bộ (2 quần 4 áo), không bao giờ mặc đồ đi học để đi làm, quần áo đi làm là những bộ đồ cũ rích, đôi khi mất cả cánh tay hay rách đũng quần. Nay làm xong nó bẩn quá thì phải giặt để ngày kia mặc tiếp, như vậy cũng thấy đủ rồi. Khi mới chỉ học lớp 2, cầm không nổi cái cày vì quá nặng nên đứng bên góc cánh đồng mà khóc nức nở. Tủi thân lắm chứ, lúc đó hàng ngàn câu hỏi, tại sao ba mẹ không giúp mình, tại sao ba mẹ không giống ba mẹ người ta… cảm thấy hận ba mẹ vô cùng, rồi cũng tự cởi mấy dây dợ, lôi lôi cái bừa, rồi buộc lại từ đầu và làm tiếp.

Mình lớn dần, xa dần xa dần cái tuổi thơ đầy rẫy những kỉ niệm ấy, tốt xấu thì vẫn là những điều đẹp đẽ nhất trong suốt 24 năm qua”.

Có lẽ những mẩu chuyện nho nhỏ của Sùng A Lùng đã mang tới cái nhìn đầy cực nhọc của tuổi thơ nơi vùng núi nhưng chính sự khó khăn ấy đã tạo động lực để có một Sùng A Lùng như ngày hôm nay và để rồi khi mệt mỏi anh lại nhớ về gia đình, nơi có bố mẹ, ông bà và các em.

Chúng ta, ai rồi cũng sẽ lớn lên và có một gia đình cho riêng mình

Bài viết

Nhã Phong

Thiết kế

Ngô Khánh Hùng

Chia sẻ