Sao & Đời Sống

Chân dung Đặng Lê Nguyên Vũ trong phiên tòa ly hôn: doanh nhân 'nặng tình', yêu thương gia đình

Tùng Chi (tổng hợp)
Chia sẻ

Công cuộc gây dựng Trung Nguyên được ông Đặng Lê Nguyên Vũ tái hiện ở phiên tòa xét xử ly hôn, với từng bao cà phê đi mượn.

Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971 tại huyện Ninh Hòa,tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình nông dân nghèo.

Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.

Năm 1992, ông nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Trong giai đoạn này ông đã bắt đầu các hoạt động tìm tòi và nghiên cứu về lĩnh vực cà phê. Từ đó cho đến nay, các hoạt động của ông đều gắn liền và xoay quanh niềm đam mê cà phê.

Năm 1996, Đặng Lê Nguyên Vũ cùng vợ là Lê Hoàng Diệp Thảo thành lập hãng Cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột.

Năm 1998, công ty Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, từ đó các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện khắp mọi nơi trên toàn quốc.

Năm 2003, cùng với việc phát triển thương hiệu cà phê hòa tan G7, Trung Nguyên dần dần chiếm lĩnh thị trường cà phê Việt Nam, vượt qua cả Vinacafe và Nestlé (vốn đã thâm nhập thị trường Việt Nam 100 năm tính đến 2012).

Năm 2005, Trung Nguyên khánh thành nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương, cho vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên đứng tên. Sau 6 tháng tranh chấp vợ chồng, ngày 21/4/2016 ông đã sang lại tên mình.

Cà phê Trung Nguyên đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam chọn làm Đại sứ ngoại giao văn hóa và làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia.

Tại phiên tòa ly hôn ngày 20/2, trong những tranh luận về việc ai là người có công, có sức trong việc gây dựng Trung Nguyên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã chia sẻ câu chuyện khởi nghiệp, xây dựng doanh nghiệp này từ những ngày đầu.

Trang National Geographic Traveller cho biết Trung Nguyên được gây dựng năm 1996, không lâu sau thương hiệu này vượt ra khỏi ranh giới Đắk Lắk. Năm 1998, cuộc đổ bộ rầm rộ, với sức công phá mạnh giúp cà phê Trung Nguyên phủ khắp các ngõ ngách của Sài Gòn, tới từng dân nghiền cà phê.

Từ góc độ một người sâu sát với vụ việc, tiếp nhận nhiều thông tin trực tiếp liên quan đến vụ án, trong phiên tòa sáng 21/1, chủ tọa phiên tòa đã đưa ra nhiều nhận định khách quan về con người ông Đặng Lê Nguyên Vũ, trong quá khứ cũng như hiện tại.

Đại diện phía bà Thảo hỏi về việc từ ngày khi kết hôn đến nay, ông Vũ có được tặng cho tài sản gì hay không? Ông Vũ trả lời không nhớ được. Nhưng bản thân ông nhớ lúc khởi nghiệp gia đình quá nghèo và cũng phải nhờ có những người giúp đỡ. Ông cho biết lúc đó có mượn 200 triệu của một gia đình và suốt 23 năm nay vẫn trả cho người đó 25 triệu mỗi tháng để báo cái ơn, cái tình. Theo tính toán, với việc trả nợ đều đặn suốt 23 năm như vậy, ông chủ Trung Nguyên đã chi tới 6,9 tỷ để trả ơn cho gia đình giúp đỡ tài chính cho mình ban đầu.

Thông qua phần thuyết phục bà Thảo rút đơn ly hôn, chủ tọa nhận định ông Vũ là người có tài, bởi “nếu không có tài thì không thể nào đưa doanh nghiệp nhỏ thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam”. Trước nghi ngại của bà Thảo về việc ông Vũ có thể ngoại tình, chủ tọa bác hoàn toàn nghi vấn này, khẳng định ông chủ Tập đoàn Trung Nguyên là người chung thủy. “Tôi đọc hồ sơ thì ông Vũ không có biểu hiện gì là không chung thủy với vợ, ổng rất quan tâm đến vợ con. Toàn bộ tài sản ở ngân hàng không có tên Vũ và toàn tên chị, chứng tỏ rất tin chị. Ông Vũ sống với chị chung thủy, đàng hoàng, không có dấu hiệu gì ông ấy ngoại tình”.

Chia sẻ về đường hướng phát triển của Trung Nguyên, ông Vũ cho biết: “Lẽ ra Trung Nguyên có sách lược toàn cầu, 5-7 năm phải có khác biệt gì. Hơn 20 năm Trung Nguyên đâu còn tính mới nữa, đâu còn khác biệt nữa. Bao nhiêu năm, bao nhiêu sách lược đâu triển khai được rồi cô (bà Thảo - PV) nói nhục mạ. Không ai nhục mạ cô cả. Xưa giờ cô nói chứ không ai muốn nói gì cả. Vừa rồi cô đưa ra trước công chúng nên tôi buộc phải lên tiếng”.

Trả lời câu hỏi của chủ tọa về việc vì sao trong hành trình đưa Trung Nguyên thành thương hiệu toàn cầu lại không có bóng dáng người vợ, ông Vũ cho rằng sống với nhau lâu nên đã hiểu tâm tính. “Không ai muốn loại cô ra khỏi Trung Nguyên này. Nhưng có điều, chồng phải ra chồng, vợ phải ra vợ, trên phải ra trên, dưới phải ra dưới. Phải có trật tự”, ông Vũ nói.

Chia sẻ

Bài viết

Tùng Chi (tổng hợp)

Tin mới nhất