Giọng hát Việt Nhí New Generation 2021Thiếu niên nói 2021Tổng kết 2020
TIN HOT
TIN MỚI
VIDEO
LIÊN HỆ
search
saostar.vn
CELEB
HOT HIT
3,2,1 ACTION!
THẾ GIỚI PHẲNG
CUỘC SỐNG QUANH TA
Xúng xính
Nstyle
Saosport
Đời sống

5 đại kỵ cần tránh trong ngày cúng ông Công ông Táo

Phương An (Tổng hợp)Đăng lúc 15:30 | 03-02-2021

Làm lễ cúng cần phải chú ý điều gì? Dưới đây là 5 đại kỵ cần tránh trong ngày cúng ông Công ông Táo.

Cúng ông Công ông Táo là một tục lệ lâu đời của người Việt Nam trước dịp Tết Nguyên Đán. Hàng năm, cứ tới ngày 23 tháng Chạp, người người nhà nhà lại chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất để tiễn ông Công ông Táo về trời. 

Vậy làm lễ cúng cần phải chú ý điều gì? Dưới đây là 5 đại kỵ cần tránh trong ngày cúng ông Công ông Táo:

Khi cúng ông Công ông Táo cần phải tránh 5 đại kỵ. 

Không cúng sau 12 giờ ngày 23 tháng Chạp

Theo quan niệm dân gian, trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp là khoảng thời gian tốt nhất để cúng ông Công ông Táo, bởi lẽ sau giờ trưa là thời điểm các ông Công ông Táo đã về trời. Ngoài ra, gia chủ hoàn toàn có thể làm lễ trước 1-2 ngày, nhưng cũng không nên quá sớm hoặc quá muộn. 

Mâm cơm cúng sai món

Cúng ông Công ông Táo có thể là cỗ chay hoặc cỗ mặn, tùy vào từng gia đình. Tuy nhiên, gia chủ nên tránh những món ăn kiêng kỵ như thịt vịt, ngỗng, chim, trâu, dê, chó… hoặc dùng các hoa quả giả để bày trong mâm cúng.

Mâm cơm cúng cần tránh những món ăn kiêng kỵ như thịt vịt, ngỗng, chim, trâu, dê, chó

Không cầu xin tài lộc, sung túc

Nhiều người theo thói quen thường cầu xin được làm ăn phát đạt, tiền vào như nước khi thờ cúng. Nhưng ông Công ông Táo lên thiên đình là để trình báo những việc lớn nhỏ của hạ giới với Ngọc Hoàng, nên các gia đình chỉ nên khấn và cầu xin Táo Quân báo cáo điều tốt với Ngọc Hoàng là được. 

Không thả cá chép từ trên cao xuống

Theo quan niệm dân gian, cá chép là phương tiện để Táo Quân về trời và được xem như là biểu tượng của thần linh. Vì vậy, các gia đình khi thả cá chép sau lễ cúng cần tránh thả từ trên cao xuống hay bọc cá chép trong bao nilon rồi thả xuống, bởi những hành động này được xem là mạo phạm, mất ý nghĩa tâm linh. Ngoài ra, việc này còn gây ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái. 

Không nên thả cá chép từ trên cao xuống. 

Không được xê dịch bát hương, bàn thờ khi rút chân nhang

Theo tập tục, sau khi cúng ông Công ông Táo, các gia đình sẽ rút tỉa chân nhang, bao sái đồ thờ, tổng vệ sinh phòng thờ hay nơi thờ cúng và nhà cửa để chuẩn bị đón Tết. Khi làm nghi thức rút tỉa chân nhang, gia chủ cần phải lưu ý không được làm xê dịch bát hương, bàn thờ. 

Nếu gia đình nào cúng ông Công ông Táo sớm (ngày 19, 20, 21, 22 tháng Chạp) thì nên rút tỉa chân nhang, bao sái, dọn dẹp tổng vệ sinh ngay sau khi cúng. Nếu cúng đúng ngày 23 tháng Chạp thì cúng xong để an yên, sang sáng ngày 24 hay 25 mới được rút tỉa chân nhang, nếu không sẽ gây bất ổn cho vận khí đầu năm mới.

*Thông tin chỉ mang tính tham khảo!

BÀI VIẾT

Phương An (Tổng hợp)

Từ khoá:

cúng ông Công ông Táo

Thả cá chép

Tết nguyên đán

DÀNH CHO BẠN

Tin tức

Tin sao Việt

Sao Việt

Giải trí

TV Show

Hậu trường

Hoa hậu

Âm nhạc

V-POP

K-POP

Âu Mỹ

Phim ảnh

Xine plus

Phim chiếu rạp

Phim truyền hình

Thế giới

Khám phá

Người Việt

Amazing

Xã hội

Pháp luật

Màu cuộc sống

Tin nóng

Đời sống

Cư dân mạng

Hẹn yêu

Gương mặt trẻ

Ăn chơi

Thời trang

Làng mẫu

Sao đẹp - Sao xấu

Hot - Trend

Đẹp

Làm đẹp

Phẩu thuật thẩm mỹ

Dưỡng nhan

Thể thao

Nhân vật

Bên lề

Bóng đá

Công nghệ

Mobile

Internet

Xe

Sinh viên TV

Du học

Giảng đường

Hướng nghiệp

Nguyễn Quang Minh

Tổng biên tập

Vũ Thị Tuyết Vân - Trương Thụy Tường Vy

Phó tổng biên tập

Đỗ Thu Trang

Chịu trách nhiệm nội dung

TRỤ SỞ HỒ CHÍ MINH

5B Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

TRỤ SỞ HÀ NỘI

Tầng 6, tòa nhà CIC, Số 2 ngõ 219 Trung Kính, Hà Nội

HỢP TÁC NỘI DUNG

info@saostar.vn

HỢP TÁC QUẢNG CÁO

marketing@saostar.vn

0938 305 588

Giấy phép Tạp chí điện tử Saostar số: 13/GP-BTTTT do Bộ Thông tin & Truyền Thông cấp ngày 11/01/2016

BÁO GIÁ QUẢNG CÁO