Sao & Đời Sống

Xúc động câu chuyện 'dì ghẻ' lặn lội nuôi 8 người con đau ốm của chồng

Chia sẻ

Chấp nhận hy sinh tuổi xuân để gắn bó với người đàn ông nghèo có tới 8 người con thơ dại, đau ốm nhưng không khi nào bà Hoa cảm thấy hối tiếc vì quyết định của mìn. bởi bà tin, mình chính là người mẹ

“Mấy đời bánh đúc có xương. Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng”. Câu ca dao ấy không rõ đã xuất hiện từ khi nào nhưng có lẽ là rất lâu, rất sâu vào tiềm thức mỗi người, rằng dì ghẻ luôn là người phụ nữ hà khắc, tàn nhẫn, không thể yêu thương con riêng của chồng.

Thế nhưng những điều tưởng đã là tất nhiên ấy lại không phải luôn luôn đúng. Câu chuyện về người “dì ghẻ” Phan Thị Hoa (46 tuổi, ở xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương, Nghệ An) sẽ là minh chứng để thấy rằng, trên đời này “bánh đúc có xương” vẫn còn tồn tại.

Lặn lội nuôi 8 người con đau ốm của chồng

Chúng tôi đến thăm bà Hoa trong lần ghi hình chương trình Điều ước thứ 7 của VTV3. Ở bệnh viện K (BV U bướu Trung ương, Hà Đông, Hà Nội), chẳng mấy người lại không biết bà, một người phụ nữ gầy gò, đôi mắt dần mờ vì bệnh sụp mí nhưng vẫn sớm hôm tận tụy chăm sóc một chàng thanh niên trẻ bảnh trai bị ung thư đầu gối. 

img-3634-1449069398422

img-3632-1449069397942

Những hình ảnh của Thắng và mẹ Hoa được chương trình Điều ước thứ 7 ghi lại tại bệnh viện K trong lúc cậu đang điều trị bệnh ung thư tại đây.

Nhìn vào dáng hình bà Hoa, người ta không khỏi động lòng thương vì thoáng thấy ở đó một bóng dáng số phận khắc khổ. Đôi tay bà nổi gân xanh gầy guộc, gương mặt hốc hác. Bà kể rằng lúc bình thường cũng nặng được tới 40kg nhưng gần đây, vì bận chăm sóc con trai nên cơ thể sụt cân nhanh chóng, chỉ còn 35kg.

Người mà bà gọi là con trai thực chất là con riêng thứ 7 của chồng. Cậu tên Trần Văn Thắng (SN 1997). Vốn là một chàng trai đang độ khỏe mạnh nhưng mới đây, gia đình bất ngờ phát hiện Thắng mắc bệnh ung thư xương đầu gối. Sau một cuộc phẫu thuật, đôi chân em gặp khó khăn trong việc đi lại và mọi sinh hoạt cá nhân, đều phải cậy nhờ vào mẹ Hoa.

Thắng là người rất ít khi bộc lộ cảm xúc nhưng bà Hoa vẫn luôn tin rằng, cậu rất yêu thương mình và quả thực, đối với Thắng, mẹ Hoa là một người vô cùng quan trọng.

Thắng là người rất ít khi bộc lộ cảm xúc nhưng bà Hoa vẫn luôn tin rằng, cậu rất yêu thương mình và quả thực, đối với Thắng, mẹ Hoa là một người vô cùng quan trọng.

Vì chăm sóc Thắng, bà Hoa một mình lặn lội lên Hà Nội. Thương con, những đêm trời Hà Nội trở gió, bà Hoa lại trằn trọc thâu đêm, phần vì lo cho Thắng, phần vì nhớ thương chồng và các con ở quê nhà.

Thắng không phải là người con chồng duy nhất được bà Hoa yêu thương, cưng chiều. Ngoài cậu, bà có tất cả 9 người con nhưng trong đó, chỉ có một người là do bà sinh ra. Người ta thường nói, phụ nữ lấy chồng chỉ có đứa con làm lãi, nhưng ngay cả phần lợi ấy, bà Hoa cũng cắt ruột hy sinh. Khi vừa hạ sinh đứa con đầu lòng, bà đã đi triệt sản để dồn hết tâm sức chăm sóc các con chồng. Đối với bà, không có khái niệm con riêng mà chỉ có con chung vì dù 8 người con kia bà không sinh ra bằng máu mủ nhưng lại sinh ra bằng một trái tim bao la tình yêu.

img-3670-1449069369590

Người phụ nữ ấy nói với chúng tôi: “Khi tôi về sống chung với bố nó thì các con còn nhỏ dại lắm, Thắng mới chỉ có 3 tuổi thôi còn đứa út vừa tròn 2 tháng. Chúng không có tội tình gì và tất cả đều thiếu vắng tình yêu của mẹ. Vì thế, tôi thương các con như thương chồng, thương cho chính số phận của bản thân mình”.

Bà kể, chính bà cũng từng mồ côi mẹ khi còn rất nhỏ. Gia đình bà có tới 9 anh chị em, hoàn cảnh cũng vô vàn khó khăn. Bố bà cũng từng đi bước nữa để tìm người phụ nữ chung tay chăm sóc các con và đến lượt bà, chứng kiến hoàn cảnh tương tự của cha con Thắng, bà tin rằng, việc lãnh nhận trách nhiệm nuôi dạy 8 người con của chồng là một sứ mệnh mà ông trời sớm đã định đoạt sẵn cho mình.

Gia cảnh nhà chồng rất nghèo, quanh năm sống bám vào vài sào đất trồng chè nên các con đều ốm đau quặt quẹo. Người con gái đầu bị bệnh câm điếc bẩm sinh, tốn không it tiền chạy chữa nên trong căn nhà vách đất của cha con Thắng, chẳng mảy may có một chút của nẻ, tiền bạc. Hàng xóm thường nói, bà Hoa là một người không bình thường bởi vì chỉ có người như thế mới dám đi vào một “vũng lầy” mà bản thân đã biết là trong đó có rất nhiều chông gai, đớn đau.

“Bố tôi cũng cấm đoán rồi hàng xóm thì dị nghị nhưng tôi không bận tâm. Có lẽ tình yêu sẽ là một phép màu để có những quyết định lạ lùng, tôi yêu ông ấy và tôi còn yêu các con riêng của ông nhiều hơn”, bà Hoa tâm sự.

Ước mong một lần được các con gọi tiếng mẹ

Nói ra chắc không mấy ai tin những sâu thẳm trong trái tim người phụ nữ giàu đức hy sinh ấy chỉ có một ước muốn rất bình dị là được nghe các con gọi một tiếng “mẹ ơi”. Ở vùng đất nơi bà sinh sống, giữa mẹ ghẻ và con chồng vẫn còn tồn tại những định kiến gay gắt. Người ta thường gọi mẹ kế là “mợ” để phân biệt với người có công sinh ra mình.

Nói về tình cảm dành cho “mợ” Hoa, cả Thắng và các anh chị em khác đều nói rằng, thuở ban đầu khi bố mới lấy người phụ nữ khác, các chị em trong nhà đều rất hoài nghi vào lòng tốt của mẹ kế. “Khi đó hàng xóm hay xì xào, dọa dẫm rằng bố lấy người khác rồi có em bé thì các chị em chỉ có nước ra rìa, sẽ bị hành hạ, bị đối xử bất công, tệ bạc”, Trần Thị Hiền - chị gái kế của Thắng - bộc bạch.

 
 Bó hoa hồng đỏ thắm mà người chồng thân yêu dành tặng cho bà Hoa nhân ngày đoàn tụ nhờ chương trình Điều ước thứ 7.

Bó hoa hồng đỏ thắm mà người chồng thân yêu dành tặng cho bà Hoa nhân ngày đoàn tụ nhờ chương trình Điều ước thứ 7.

Nhưng rồi mọi nghi kị cùng dần qua đi. Mẹ Hoa không những không ghét bỏ chị em Hiền mà còn vô cùng yêu thương, ân cần chỉ bảo từng li, từng tí. Nhờ có bà, bản thân Hiền và các chị em khác bỗng thấy căn nhà nhỏ như ấm áp tình yêu thương nhiều hơn. Thậm chí, ngay cả hàng xóm cũng dần phải thay đổi cách nhìn. 

Giờ đây, không ai còn bàn tán chuyện vì sao bà Hoa lại ngu ngốc, đâm đầu cưới một người đàn ông nghèo khổ đã có tới 8 mặt con. Họ cũng thôi xì xào, giễu cợt chị em Hiền mồ côi mẹ vì tất cả đều tin rằng, chúng đã tìm lại được mẹ ruột, một người đàn bà yêu thương chúng hơn cả chính bản thân mình.

Thắng kể, ngày trước, mẹ Hoa có một đôi bông tai làm của hồi môn mà bà vô cùng yêu quý nhưng vì lo lắng cho gia đình, bà đành lòng phải bán đi. “Mẹ Hoa thương các anh chị em trong nhà nhiều lắm, chẳng bao giờ biết giữ cái gì làm của riêng, một lòng lo cho kinh tế gia đình, sức khỏe của bố và các con”.

img-3608-1449069359297

img-3610-1449069362909

Theo lời Thắng, nhờ có bàn tay tần tảo của bà Hoa mà kinh tế gia đình ngày càng được cải thiện. Bố mẹ cậu đã xây cất được một căn nhà mới 2 gian, mở rộng diện tích trồng chè, lo cho các chị gái dần yên bề gia thất. “Cuộc sống bây giờ tuy vẫn còn khó khăn nhưng đã khá hơn xưa nhiều lắm”, Thắng khẳng định.

Bây giờ nhiều người con của bà Hoa đã đi làm, đi lấy chồng ở xa quê nhưng mỗi khi có tâm sự gì, chúng lại tìm đến bà để sẻ chia. Thương mẹ là thế, nhưng vì một nếp văn hóa từ bao đời và cả thói quen từ nhỏ, chưa ai dám một lần gọi tiếng mẹ trước mặt bà Hoa.

Vì chăm sóc Thắng, bà Hoa phải rời xa chồng và các con ở quê để lên Hà Nội, ngày đêm túc trực tại bệnh viện K.

Vì chăm sóc Thắng, bà Hoa phải rời xa chồng và các con ở quê để lên Hà Nội, ngày đêm túc trực tại bệnh viện K.

“Thật trong tâm thì đã coi mợ là mẹ lâu lắm rồi nhưng vẫn không dám nói ra, phần vì e thẹn, phần vì quen miệng. Có những lúc mình nghĩ, người ta vẫn nói bánh đúc mấy đời có xương nhưng đúng là với mẹ Hoa, bánh đúc đã có xương thật rồi”, Hiền tâm sự.

Và để kết nối tất cả những trái tim chứa chan tình yêu ấy xích lại gần nhau hơn, chương trình Điều ước thứ 7 đã có mặt để thực hiện tất cả những ước muốn tưởng như đơn giản mà lại rất khó thực hiện của họ. 

Chương trình Điều ước thứ 7 phát sóng vào lúc 13h thứ 7 hàng tuần trên kênh VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất