Vòng quanh Thế giới

Gói bí kíp thoát nạn trong các vụ tấn công khủng bố

Chia sẻ

Trong bối cảnh đầy rẫy hiểm nguy có thể bất ngờ ập tới, hãy trang bị cho mình gói bí kíp cứu nạn khỏi các vụ tấn công từ những kinh nghiệm của các nhân chứng may mắn sống sót dưới đây.

Biết lối thoát hiểm

Trong sự kiện khủng bố nước Mỹ 11/9/2001, hơn 1.100 người đã mắc kẹt trong đống đổ nát và lửa cháy ở các tầng trên. Một số người nhảy từ trên lầu cao xuống đất, số khác tìm cách leo lên mái nhà (lúc đó đang bị khóa) với hy vọng được trực thăng cứu thoát (dù nhà chức trách đã loại trừ khả năng này), hay đợi nhân viên cứu hộ, những người không bao giờ có thể đến với họ.

Kết quả điều tra cho thấy, không đến 20 người đã tìm đường vượt qua đám khói mù mịt, đi bằng cầu thang bộ trong tòa tháp phía nam xuống đất và được an toàn. Họ giữ kỷ niệm không thể phai mờ về những hành lang đầy xác chết và ý nghĩ đang gần kề cái chết đến mức nào. 

Vấn đề không phải là nhờ khôn ngoan hay chuẩn bị tốt mà họ thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Chìa khóa để những nhân vật này sống sót đơn giản chỉ là họ biết hướng xuống phố.

Tháp đôi WTC đổ sụp sau khi bị 2 chiếc máy bay đâm vào. Không phải là nhờ khôn ngoan hay chuẩn bị tốt mà 20 người thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Chìa khóa để những nhân vật này sống sót đơn giản chỉ là họ biết hướng xuống phố.

“Bật” chế độ sống sót

Một trong những nhân chứng sống sót sau vụ tấn công 11/9 Mary Jos kể lại: “Nhìn về tòa tháp phía nam qua cửa sổ, tôi thấy toàn lửa là lửa. Mặt tôi như bị thiêu đốt. Tôi không nghe được gì cả. Những người tôi nhìn thấy đều đã chết. Nhưng lúc đó, tôi nhớ cô đồng nghiệp từng đi lên tầng 86 từ tầng 78, và ở đó có một thang bộ. Vì thế, tôi bò tới chỗ cầu thang”. Jos bộc bạch lúc đó cô nghĩ tới chồng mình: “Khi ấy, tôi chỉ còn biết nói Chúa ơi, con không thể chết ở đây. Con không thể để anh ấy lại một mình trên thế giới này được”. Jos đứng dậy và tới cầu thang bộ A - lối thoát hiểm duy nhất ít bị ảnh hưởng sau vụ tấn công. Cửa cầu thang mở. Cô đã đặt một chân vào thế giới của sự sống. Hãy nhớ, sự sống còn phụ thuộc rất nhiều vào nỗ lực ý chí của bạn.

Giả chết, chú ý quan sát động thái của kẻ khủng bố

Còn nhớ vụ xả súng trên đảo Utoya (Nauy) năm 2011, đây là một trong những vụ án nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Jorgen Benone chia sẻ kinh nghiệm: “Khi nhìn thấy nhiều người bị bắn chết, tôi cố gắng ngồi im, gần như nín thở, trốn sau mấy tảng đá. Khi nhìn thấy tay súng cách mình 20 đến 30 m, tôi đã nghĩ đời mình tới đây là hết, tôi nghĩ tới tất cả những người thân yêu nhất”. Một phụ nữ khác còn sống sót kể lại họ đã phải trốn xuống gầm giường sau khi một loạt tiếng súng phát ra.

Adrian Pracon, 21 tuổi, đã bị bắn vào vai. Anh đã may mắn sống sót nhờ giả vờ chết.

Một nạn nhân khác Adrian Pracon đã bị bắn vào vai và may mắn sống sót nhờ giả vờ chết trong vụ xả súng trên đảo Utoya .

Isobel Bowdery, cô gái thoát chết trong vụ xả súng tại nhà hát Bataclan (Paris), chia sẻ: “Hàng chục người bị bắn ngay trước mặt tôi. Máu loang bê bết cả sàn nhà. Dù rất kinh hãi và đơn độc, tôi cố gắng giả chết để đánh lừa những tay súng. Tôi phải nằm yên và bất động trong hơn một tiếng. Tôi cố nín thở, cố gắng không cử động, không khóc để những kẻ kia có thể nhìn thấy. Tôi vô cùng may mắn sống sót, nhưng nhiều người không được như vậy.”

ns

Isobel Bowdery thoát chết nhờ giả chết trong vụ tấn công nhà hát Bataclan.

Trong khi đó, Leader, 46 tuổi, ngồi thụp xuống cùng mọi người xung quanh mình lúc này cũng đang chết điếng. Ông đẩy con trai bò thật chậm sau chiếc bàn lớn, cậu bé định đứng nhổm lên để chạy cho nhanh nhưng ông kéo con cúi xuống. Những kẻ giết người vừa bắn hạ bất cứ bóng người nào di chuyển. Sau khi quan sát thấy những tay súng chắc chắn đã rời đi, hai cha con nhanh chóng tìm lối thoát hiểm và rời khỏi hiện trường, bước qua vô số xác người chỉ trong khoảng 10-15’.

Hai cha con Leader may mắn sống sót sau vụ thảm sát tại Bataclan kể lại sự việc.

Hai cha con Leader may mắn sống sót sau vụ thảm sát tại Bataclan kể lại sự việc.

Đoàn kết là sống

Vụ đánh bom liều chết vào hệ thống giao thông London (2005) đã giết chết 52 người và hơn 700 người bị thương. Trong nhiều giờ, hàng trăm hành khách đã bị mắc kẹt trong đường hầm dưới đất mà không có cách nào biết được họ sống hay chết. Trong lúc hỗn loạn này, hầu hết mọi người được đánh giá cao về tinh thần bình tĩnh và hợp tác. Một trong những người sống sót được phỏng vấn cho biết họ đã dựa vào nhau để có thể tồn tại. 

Mọi người dù hoảng loạn nhưng không giẫm đạp hay xô lấn mà đều tuân theo chỉ dẫn để di chuyển nhanh nhất đến địa điểm an toàn.

Mọi người dù hoảng loạn nhưng không giẫm đạp hay xô lấn mà đều tuân theo chỉ dẫn để di chuyển nhanh nhất đến địa điểm an toàn.

“Tôi ngồi cách toa tàu bị nổ khoảng 2 hoặc 3 toa. Mọi người trên toa tàu của ngôi đã rất bình tĩnh dù chắc chắn là ai cũng hoảng sợ. Sau khi đợi khoảng 15 phút, chúng tôi được lực lượng cứu hộ khẩn cấp đưa ra ngoài và phải đi dọc đường ray đến ga Aldgate”, Conrad Murkitt kể.

Lời kết

Tất nhiên chúng ta luôn mong rằng mình không bao giờ rơi vào tình huống thảm họa nào trong đời. Nhưng không mất mát gì để tưởng tượng mình rơi vào một mối đe dọa tính mạng, chắc chắn khi đó bạn sẽ hoảng loạn, sợ hãi. Lúc này hãy nhớ đến lời khuyên của nhà tâm lý học John Leach của đại học Portsmouth: “Tất cả mọi điều bạn phải làm là tự hỏi mình: Nếu có chuyện gì đó xảy ra, phản ứng đầu tiên của tôi là gì? Một khi bạn có thể trả lời, mọi thứ sẽ trong tầm kiểm soát và đơn giản hơn”. Cùng với những chia sẻ kinh nghiệm từ các nhân chứng sống từ các vụ tấn công nêu trên, hãy trang bị cho mình tinh thần và kiến thức để đối phó và sống sót trong bất kỳ tình huống nào.

>>Xem thêm
Gói bí kíp thoát nạn trong các vụ tấn công khủng bố
Ám ảnh kinh hoàng của cô gái giả chết để thoát khỏi bọn khủng bố Paris
Pháp quyết tâm loại bỏ ‘hội chứng Paris’ cho du khách

Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất