Logo Saostar - Special
SPECIAL

Những chú sóc ở công viên và 'đặc sản' lòng tử tế của người Sài Gòn

Chia sẻ
Những chú sóc ở công viên và 'đặc sản' lòng tử tế của người Sài Gòn

Những chú sóc ở công viên và 'đặc sản' lòng tử tế của người Sài Gòn

Những chú sóc ở công viên và 'đặc sản' lòng tử tế của người Sài Gòn

Những chú sóc ở công viên và 'đặc sản' lòng tử tế của người Sài Gòn

Những ngày qua, trên mạng xã hội truyền đi hình ảnh một người phụ nữ hàng ngày mang chuối cho những chú sóc không quen biết trong công viên. Đó là hành động thực sự ý nghĩa, nhất là khi nó xảy ra ở thời buổi mở facebook ra là thấy nhiều chuyện tiêu cực, sự vô cảm như một căn bệnh lây lan khó chữa, hay những chuyện dở khóc dở cười, đến mức nhiều người phải thở dài thất vọng.

Hình ảnh này chính là một trong những “đặc sản” của người Sài Gòn - sự tử tế!

Những chú sóc ở công viên và 'đặc sản' lòng tử tế của người Sài Gòn

Gặp cô Liễu vào một buổi sáng bình thường trong tuần ở công viên Tao Đàn, người phụ nữ với mớ chuối được cắt sẵn chứa trong chiếc túi để dành cho lũ sóc. Vừa thấy cô, bọn sóc ngay lập tức lao từ những vòm cây xanh xuống đất. Do không biết nói, chứ nếu không, chắc chắn bọn nó sẽ cuống quýt cả lên và í ới gọi “người thương” rồi. Động vật cũng chẳng khác con người mấy đâu, ai thương nó thì nó thương lại. Như cô Liễu nói: “Thấy thương nên cho nó ăn, riết rồi quen hơi, cứ thấy mình đi tới là nó ùa xuống xung quanh như lũ trẻ con vậy.”

Người Sài Gòn là như thế đó, họ đơn giản lắm - thích thì làm thôi! Như việc cô Liễu đem chuối đến cho lũ sóc vậy, có ai sai khiến đâu. Nhưng cô cứ thấy thương thì cô làm thôi, người Sài Gòn tử tế bởi vì họ thích vậy chứ chẳng phải ai ép họ phải tử tế. Họ lại càng không vì cái hư danh ảo “người tử tế” mà ép mình làm điều gì đó.

Những chú sóc ở công viên và 'đặc sản' lòng tử tế của người Sài Gòn

Sống đúng với lòng mình đã là một sự khởi tâm, mà ở đây mọi người đều như vậy nên nó tạo thành một cộng đồng mà người ta thường gọi gọn là “Người Sài Gòn”.

Trong số những màu xanh trong đời, lòng tốt là thứ màu xanh tự nhiên nhất. Bởi người ta không biết phải pha gì vào cho đúng. Như nhà thơ Lưu Quang Vũ đã từng viết vậy :

Một buổi sáng bạn đến công viên Tao Đàn, sẽ thấy rất nhiều người tập thể dục, đa số là những người lớn tuổi. Và chắc bạn sẽ ngạc nhiên nếu thử bắt chuyện cùng họ, bởi bạn sẽ thấy những con người này sao lại lạc quan và yêu đời đến vậy.

Như hai người bạn già mà chúng tôi tình cờ hỏi chuyện về việc làm tử tế của cô Liễu ở đây, hai bác vui vẻ kể: “Tui năm nay 86 tuổi và biết cô Liễu từ 40 năm nay rồi. Cô Liễu tốt lắm, nhờ có cổ mà tụi chim với sóc trong đây mới được như vậy. Thì vui đó nên làm thôi, đi tập thể dục có tụi sóc bay nhảy rồi chim kêu đều cũng vui mà. Công viên này cũng nhiều người cho ăn lắm nhưng cô Liễu là người cho nhiều nhất đó.”

Sự tử tế không phải tự nhiên sinh ra mà có được, nó hình thành trong cách sống của mỗi người. Đó là sự học tập, trải nghiệm, tích luỹ kiến thức, sống lạc quan, nhân văn và luôn mở lòng với mọi người, giống như đoá hoa đời sáng nào cũng nở.

Những chú sóc ở công viên và 'đặc sản' lòng tử tế của người Sài Gòn

Chú Sỹ - một người đàn ông lớn tuổi ở đây nói rằng: “Những ai biết thương yêu động vật thì mới biết thương yêu những người xung quanh mình. Như vậy mới sống từ bi và bao dung được. Những việc làm như vậy rất tốt, rất đáng quý.”

Những chú sóc ở công viên và 'đặc sản' lòng tử tế của người Sài Gòn

Cô Tuyết, người có hằng chục năm gắn bó ở đây đã nói về lòng tử tế như thế này: “Con cứ nhìn đi, nếu quanh đây mỗi người đều tử tế một chút với nhau thì cuộc sống này quá tốt đẹp rồi. Ra đường cũng không phải lo sợ gì hết, như vậy nên mới sống vui sống khỏe với con cháu được”.

Không ai nói với ai rằng phải sống tử tế như thế nào cả. Nhưng nếu sáng mai bạn thức dậy bước ra đường và bỗng thấy khó chịu với những điều xấu hay bỗng thấy thương một con vật bị bỏ rơi, một cụ già lom khom trên vỉa hè, một đứa trẻ đứng co ro đây đó giữa lòng thành phố, thì tôi chắc rằng sự tử tế đã thức dậy rồi, giống như một phần “đặc sản” của Người Sài Gòn - sự tử tế!