Sắc màu Cuộc Sống

Hàng chục ngàn người đang uống nước bẩn từ máy lọc nước

Chia sẻ

Lực lượng chức năng TP. Hà Nội vừa tung mẻ lưới triệt xóa một cơ sở sản xuất, thu giữ hàng nghìn sản phẩm lõi lọc nước giả. Chuyên gia cảnh báo, hàng nghìn người có nguy cơ bị đầu độc bởi máy lọc nước

Lõi lọc nước giả bị thu giữ.

Lõi lọc nước giả bị thu giữ.

Chủ xưởng khai nhận, các lõi lọc nước giả này được làm từ nguyên liệu trôi nổi trên thị trường với giá chỉ vài chục nghìn đồng, sau đó “tân trang” lại và bán ra thị trường kiếm lời. Sự việc một lần nữa thổi bùng nỗi khiếp hãi về sự bát nhát, thật giả lẫn lộn của thị trường thiết bị lọc nước hiện nay.

Mối họa đến từ nguồn nước uống

Từ thực tế sự việc trên cho thấy, hàng ngày đang có một số lượng không nhỏ thiết bị lọc nước giả được tuồn ra thị trường và đến tay người tiêu dùng. Nhiều cửa hàng, công ty còn thổi phồng về tính năng, thậm chí còn quảng cáo thiết bị lọc nước với “tiêu chuẩn vũ trụ”, “chống virus” đến “uống được ngay”… khiến không ít khách hàng “tin sái cổ”. Đó là chưa kể, một lượng không nhỏ thiết bị lọc nước được đưa đến tay người tiêu dùng qua hệ thống… bán hàng đa cấp.

Bắt được sự kém hiểu biết của người dân nông thôn, hệ thống đa cấp vượt hàng trăm cây số, tìm đến những vùng quê hẻo lánh, thậm chí các làng bản xa xôi thuộc vùng miền núi phía Bắc để tiếp thị. Sử dụng chiêu thức bán máy lọc nước Ozone với giá 7 triệu đồng, “chân rết” đa cấp gõ cửa từng nhà để làm quen, chào bán sản phẩm ngay tại chỗ. Tính năng bảo vệ sức khỏe của chiếc máy này được nâng đến tận mây xanh đã khiến không ít người.. sập bẫy.

Nhãn hiệu lõi lọc nước Kangaroo bị làm giả với số lượng lớn (ảnh minh họa).

Nhãn hiệu lõi lọc nước Kangaroo bị làm giả với số lượng lớn (ảnh minh họa).

“Tiêu chuẩn vũ trụ”, chất lượng mù mịt?

Hiện trên thị trường rao bán các thiết bị lọc nước hết sức đa dạng với đủ chủng loại và giá thành. Khi được hỏi về công năng của thiết bị lọc nước gắn mác Malaysia, nhân viên bán hàng tại một cơ sở kinh doanh khẳng định như đinh đóng cột rằng, thiết bị lọc được hầu hết các chất độc có trong nguồn nước, dù nó là các loại cực nguy hại như: Asen, amoni…

Dù quảng cáo là vậy nhưng trên thực tế, thị trường hiện vẫn chưa có một đánh giá chính xác nào về các loại thiết bị lọc nuớc, kể cả do Việt Nam sản xuất hoặc nhập ngoại. Bản thân các chuyên gia khi được PV tham vấn cũng tỏ ra hết sức lo ngại trước sự bát nháo của thị trường này. PGS.TS Trần Hồng Côn, Chủ nhiệm bộ môn Công nghệ Hóa học (khoa Hóa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) - người từng gây xôn xao khi thực hiện thành công việc biến nước sông Tô Lịch thành… nước uống đã chỉ ra thực tế đang khiến các nhà khoa học nhức nhối: “Một số thiết bị lọc nước đã thành “hàng thải” tại các nước phát triển nhưng lại được tuồn vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam để bán kiếm lời”.
 
Theo PGS. Côn, thị trường thiết bị lọc nước là thị trường siêu lợi nhuận. Nhiều khi, chỉ với một thiết bị từ Trung Quốc trôi nổi trên thị trường, được các cơ sở tân trang lại và bán với giá hàng triệu đồng, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng.
 
Thử ví dụ, nếu hàng nghìn chiếc lõi lọc nước giả nêu trên tuồn ra thị trường thì hàng ngàn đến hàng chục ngàn người tiêu dùng bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi, nguồn nước ở nước ta khá ô nhiễm, nếu người dân tin tưởng sử dụng loại máy giả này chẳng khác gì đưa chất độc vào người.
 
 
Tác hại của nước lọc mà vẫn… ô nhiễm
 
Hậu quả chung của tình trạng sử dụng nước bẩn mà không biết là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng.
 
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho sinh hoạt và ăn uống. Nếu tin tưởng vào máy lọc nước từ hàng thải, hàng ngàn người dân… vô tư uống nước asen vào người.
 
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho… gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.
 
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
Theo kỹ sư Nguyễn Văn Lâm (viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam), màng RO lọc theo nguyên lý thẩm thấu ngược, loại bỏ triệt để các chất đi qua như kim loại nặng, vi khuẩn cũng như vi khoáng. Nước sau khi lọc đạt tiêu chuẩn là nước đóng chai, tinh khiết. Trong khi các màng lọc khác có cấp độ thấp hơn, không thể tách khoáng, vi khuẩn… Đây chỉ là các màng lọc tiền xử lý cho quy trình lọc. “Tại các địa điểm mà nước nhiễm độc như asen, người dân mua phải hàng giả, nhái coi như gửi tính mạng vào đó. Với máy giả, người dân vẫn chủ quan nước đã an toàn nên sử dụng mà không phòng tránh. Vô hình trung, hàng giả khiến họ rước thêm bệnh vào người. 
Chia sẻ

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất