Sao & Đời Sống

Cô bé đạp xe rong ruổi khắp ngõ hẻm Sài Gòn để bán quần áo cho chó, mèo

Chia sẻ

Trước khi đến với nghề bán quần áo cho chó, mèo, cô bé Nguyễn Thị Bảo Trâm (SN 1999) đã trải qua rất nhiều nghề, dù cực khổ đến đâu, Bảo Trâm vẫn luôn cố gắng vươn lên bằng chính đôi tay của mình.

Hơn một tháng nay, những người quanh khu vực chợ Bến Thành (Q.1, TP. HCM) dường như đã quen thuộc với hình ảnh một cô bé nhỏ thó, gầy gò, đen nhẻm ngồi ở góc đường, luôn quan sát nhà nào có chó, người nào dẫn chó theo là đến nở nụ cười thân thiện “Cô ơi, cô có cần mua đồ cho chó không?”. Nếu như khách không mua, Trâm không bao giờ nài nỉ, làm phiền, mà chờ vị khách khác. Điều ấn tượng là em thà sống bằng 2.000 đồng – 5.000 đồng tiền lời từ một chiếc áo chó, mèo chứ tuyệt đối không nhận vài trăm ngàn đồng do một người thương cảm đến tặng. 

Một chiếc áo cho chó có giá từ 15.000 đồng đến 38.000 đồng, bán theo kiểu lớn hơn một size thì thêm 2.000 đồng. Thường Trâm sẽ đi mua vải ký, về cắt may, những mẫu hình đơn giản thì em sẽ in để tiết kiệm chi phí, Trâm cũng là "nhà thiết kế" cho những bộ đồ đáng yêu này.

Một chiếc áo cho chó có giá từ 15.000 đồng đến 38.000 đồng, bán theo kiểu lớn hơn một size thì thêm 2.000 đồng. Thường Trâm sẽ đi mua vải ký, về cắt may, những mẫu hình đơn giản thì em sẽ in để tiết kiệm chi phí, Trâm cũng là “nhà thiết kế” cho những bộ đồ đáng yêu này.

Là một cô bé ham học, nhưng đến lớp 6 em phải nghỉ ngang vì nhà... hết tiền, nhưng Trâm luôn giữ học bạ bên cạnh để khi có điều kiện em sẽ đi học trở lại. Uớc mơ của Trâm là trở thành cô giáo, một ước mơ thấm đẫm tính nhân văn của cô bé bán dạo.

Là một cô bé ham học, nhưng đến lớp 6 em phải nghỉ ngang vì nhà… hết tiền, nhưng Trâm luôn giữ học bạ bên cạnh để khi có điều kiện em sẽ đi học trở lại. Uớc mơ của Trâm là trở thành cô giáo, một ước mơ thấm đẫm tính nhân văn của cô bé bán dạo.

Trâm chia sẻ: “Sáng khoảng 10h30, em bắt đầu đạp xe đi bán, thường em không đi những con đường cố định, vì khách mua rồi thì khoảng 2 tuần sau mới mua nữa, nên em đạp xe đi khắp các con đường từ Q.12 đến Q.1. Một ngày trung bình em bán được khoảng 200.000 đồng đến 300.000 đồng, em lấy công làm lời nên cố gắng đi càng nhiều càng tốt. Đến khoảng 22h30, em về đến nhà. Nhiều cô bác thương em cho tiền nhưng em còn có tay, chân, em muốn nỗ lực vươn lên từ sự lao động của mình. Ngoài kia còn rất nhiều người khó khăn hơn em, nên em sẽ rất biết ơn nếu mọi người thay vì cho em tiền thì hãy ủng hộ em vài cái áo cho chó, mèo”.

Theo lời kể của cô Hiệp (SN 1979, mẹ của Trâm), ba của em thường xuyên rượu chè, nhiều lần đánh mẹ con Trâm. Có khi nửa đêm, ba mẹ con Trâm phải chạy qua nhà hàng xóm để tránh những trận đòn của người chồng, người cha vũ phu. Chịu không nổi những trận đánh không tiếc tay, năm 2012 giữa đêm lạnh giá, ba mẹ con Trâm trốn vào Sài Gòn khi trong túi chỉ có 100.000 đồng. 
 
Đến bến xe, cả ba người không biết đi về đâu, vì không nhà cửa, không bà con họ hàng, họ chỉ biết lên một chiếc xe buýt rồi… tới đâu thì tới. Họ đi đến bờ kè trên đường Hoàng Sa, Trường Sa là lúc đói meo vì không còn một đồng trong túi, ba mẹ con phải ngủ ngoài lề đường.
2-4fefaMẹ của Trâm sẽ là người may quần áo để Trâm đi bán, vì hai năm nay cô bị bệnh bướu cổ, sức khỏe yếu, không còn đi phụ hồ được nữa. Chiếc máy may và máy vắt sổ được người ta bán trả góp, đến nay còn nợ tiền hơn 2 triệu đồng.

Mẹ của Trâm sẽ là người may quần áo để Trâm đi bán, vì hai năm nay cô bị bệnh bướu cổ, sức khỏe yếu, không còn đi phụ hồ được nữa. Chiếc máy may và máy vắt sổ được người ta bán trả góp, đến nay còn nợ tiền hơn 2 triệu đồng.

Cô Hiệp ngậm ngùi nhớ lại: “Kể ra thì xấu hổ, nhưng chúng tôi đã đi vào ngõ cụt, sáng ra đứa em của Trâm còn đỏ hỏn khóc thét vì thiếu sữa, Trâm thì chịu đựng cũng không được bao lâu, mẹ con tôi đành ngồi bên vệ đường xin tình thương của mọi người đi ngang. Người Sài Gòn nhân ái lắm, chúng tôi cũng có được bữa ăn qua ngày. Có một cô mở quán ăn, thương tình nhận ba mẹ con vào rửa chén, cho ăn ở miễn phí, nhờ thế tôi có một số vốn, buổi nào quán không bán thì chúng tôi lãnh vé số đi bán”.
Cô bé 16 tuổi, dáng người nhỏ thó, đen nhẻm này có một nghị lực phi thường mà ai biết đến cũng phải nể phục. Khi rảnh em cũng giúp mẹ may đồ để kịp đi bán.

Cô bé 16 tuổi, dáng người nhỏ thó, đen nhẻm này có một nghị lực phi thường mà ai biết đến cũng phải nể phục. Khi rảnh em cũng giúp mẹ may đồ để kịp đi bán.

Trâm chưa từng học qua trường lớp, nhưng in hình lên áo cũng là chuyện nhỏ đối với em. Một khung hình được chụp sẵn mẫu có giá là 80.000 đồng, nhưng nếu tính giá in thì rẻ hơn nhiều, vì vậy em tiết kiệm bằng cách tự mình in ấn.

Trâm chưa từng học qua trường lớp, nhưng in hình lên áo cũng là chuyện nhỏ đối với em. Một khung hình được chụp sẵn mẫu có giá là 80.000 đồng, nhưng nếu tính giá in thì rẻ hơn nhiều, vì vậy em tiết kiệm bằng cách tự mình in ấn.

cô bé 6

Khi mọi việc nhà được làm xong, em chuẩn bị một ngày buôn bán của mình.

Với bản tính chịu thương chịu khó, dần dần cô Hiệp, Trâm và Trúc (3 tuổi, em của Trâm) cũng có nơi trọ, ba người thuê nhà khá chật vật, bán vé số không đủ, Trâm nói với mẹ, để Trâm vừa bán vé số, vừa giữ em cho mẹ đi làm phụ hồ kiếm thêm tiền. Thế nhưng mẹ con Trâm không nhớ bao nhiêu lần bị đuổi ra khỏi nhà trọ vì không đủ tiền đóng cho chủ.
 
 Thời gian gần đây, Trâm và mẹ được cô chủ nhà tốt bụng ở Q.12 cho trọ với giá rẻ nên đỡ chật vật hơn. Biết được trước đây mẹ đã từng làm công nhân may ở xí nghiệp, và căn bệnh bướu cổ thường hành hạ mẹ mình, Trâm bàn với mẹ may đồ em bé để Trâm bán ngoài lề đường. Nhận thấy đồ em bé có khá nhiều người bán, Trâm đưa ra ý tưởng may đồ cho chó, mèo và được mẹ Trâm đồng ý.
Hôm nào mẹ mệt thì Trâm nhận luôn phần trông em, lúc này Trâm và bé Trúc sẽ cùng nhau đi bán bằng xe buýt. Trâm tranh thủ lúc chưa có khách ngồi cột tóc, chỉnh sửa quần áo cho em. Trâm chia sẻ: "Tuy mình nghèo nhưng cũng phải sạch sẽ, gọn gàng thì người ta mới tin tưởng mua đồ của em".

Hôm nào mẹ mệt thì Trâm nhận luôn phần trông em, lúc này Trâm và bé Trúc sẽ cùng nhau đi bán bằng xe buýt. Trâm tranh thủ lúc chưa có khách ngồi cột tóc, chỉnh sửa quần áo cho em. Trâm chia sẻ: “Tuy mình nghèo nhưng cũng phải sạch sẽ, gọn gàng thì người ta mới tin tưởng mua đồ của em”.

Thế là Trâm và mẹ đi thuê máy may, máy vắt sổ về làm, thấy hai người quá khó khăn, người chủ không nỡ cho thuê, mà ngược lại ông bán trả góp cho mẹ con Trâm, nhờ đó họ nhẹ gánh hơn.
 
Thông thường một ngày mẹ Trâm may được khoảng 20 chiếc áo chó, mèo, vừa may vừa giữ bé Trúc. Buổi sáng Trâm phụ việc nhà, sau đó mang đồ đi bán. “Ban đầu em rất nản, vì em mang đồ đi gõ cửa từng nhà quanh khu vực này, chạy lòng vòng khắp nơi, những nhà có chó, người nào dẫn chó đi dạo em cũng đến mời nhưng chẳng ai mua. Có lúc sợ không đủ tiền trả tiền nhà, cô chủ lại đuổi như những chỗ khác, em vừa khóc vừa đạp xe đi lòng vòng. Đến khi ra khu vực Quận 1 thì mới bán được. Từ đó sáng ra em đạp xe đi nhiều đường rồi ngồi ở chợ Bến Thành bán”, Trâm chia sẻ.
Bạn Trần Thanh Bình (SN 1996, ngụ Q.11) cho biết: "Nhà mình có hai bé cún, mình rất thích làm điệu cho chúng, mình thấy đồ Trâm bán kiểu dáng dễ thương và rẻ hơn ở các cửa hàng thú cưng rất nhiều".

Bạn Trần Thanh Bình (SN 1996, ngụ Q.11) cho biết: “Nhà mình có hai bé cún, mình rất thích làm điệu cho chúng, mình thấy đồ Trâm bán kiểu dáng dễ thương và rẻ hơn ở các cửa hàng thú cưng rất nhiều”.

cô bé 9

Những lúc có khách cũng là dịp để bé Trúc “trò chuyện” với những chú cún dễ thương này

“Bí quyết” bán đồ của Trâm đơn giản là phải quan sát, tìm nhà có chó mà đến mời, phải thật kiên nhẫn, không ngại ánh nhìn soi mói của những đứa trẻ cùng trang lứa. Có lần chúng thấy Trâm đi bán thì cùng nhau chỉ trỏ, cười đùa vì… có con nhỏ bán gì không bán, lại bán đồ cho chó. 
 
Có lần, nghe tiếng chó sủa nên Trâm vừa chạy xe vừa nhìn quanh quẩn tìm, thì cả chiếc xe đạp rơi tòm xuống cống giữa đường, còn em may mắn ngã lăn trên đường. Thế nhưng khi mọi người đưa xe lên kêu em về nhà thì em lại nén đau đi bán tiếp.
Trước khi về nhà Trâm tranh thủ đi qua những khu vực trung tâm để tìm kiếm sự may mắn với những vị khách hàng khác

Trước khi về nhà Trâm tranh thủ đi qua những khu vực trung tâm để tìm kiếm sự may mắn với những vị khách hàng khác

cô bé 11

Có lẽ hôm nay là ngày không thuận lợi, Trâm chỉ bán được 105.000 đồng.

Vì phải tích lũy từng đồng để giải quyết chi phí tiền trọ, tiền ăn, tiền trả góp máy may,… nên Trâm chủ động tiết kiệm bằng cách sáng đi bán trễ một chút để ăn cơm nhà, sau đó mang theo chai nước để uống khi khát, và không ăn thêm gì cho đến tận khi về đến nhà. Hôm nào có các cô, các chú thương tình cho tô bún, hộp cơm thì em mới dám ăn. Hoặc khi “trúng mánh” em tự thưởng cho mình một bịch khoai mỡ 5.000 đồng, tiền kiếm được em đứa hết cho mẹ lo chi phí. Cô Trần Thị Kim Tuyến (53 tuổi, ngụ Q. Tân Bình) cho biết: “Ban đầu con bé đến mời tôi mua bán quần áo chó mèo tôi không tin, nhưng sau đó thấy nó thật thà thì thương lắm. Nó nhỏ xíu, chiếc xe đạp và giỏ đồ còn to hơn nó. Thỉnh thoảng Trâm đi ngang nhà tôi kêu nó nghỉ ngơi bớt nắng, nhưng con bé chỉ cười nói cảm ơn rồi vội vã đi. Nó bán dạo nhưng lễ phép lắm, một cũng dạ, hai cũng dạ”.
Trâm chưa bao giờ tự ti với công việc của mình, em còn tự hào trả lời "dạ đúng rồi, em bán quần áo cho chó" mỗi khi gặp người hiếu kỳ.

Trâm chưa bao giờ tự ti với công việc của mình, em còn tự hào trả lời “dạ đúng rồi, em bán quần áo cho chó” mỗi khi gặp người hiếu kỳ.

Một người ở trọ gần nhà Trâm cho biết: “Tôi thấy Trâm đi bán từ sáng cho đến tối, có hôm đến 12h khuya mới về đến nhà. Ở đây người ta ngủ sớm, đường vắng, tôi khuyên nó về sớm sớm 9h tối là về đến nhà đi, nhưng nó không nghe, cứ nói dạ không sao đâu cô, con ráng bán thêm tí nữa biết đâu có người mua thêm một hai cái. Tội con bé nhưng cũng phải chịu, mẹ nó bệnh lại còn phải trông em nó nên không đi với nó được”.
 
Chính vì sự lễ phép, đáng yêu nên cô bé này luôn được mọi người ủng hộ. Sài Gòn có rất nhiều người nhân ái, như lúc Trâm đi bán từ sáng đến 19h tối, ghé từng nhà, từng người trên đường đi từ Q.12 đến đường bờ kè Hoàng Sa – Trường Sa nhưng chẳng bán được cái nào, vừa đói, vừa cảm thấy bất lực, em bật khóc, các cô gần đó hỏi thăm rồi nói mọi người cùng nhau mua giúp. Lần đầu tiên trong đời Trâm bán được 500.000 đồng, đó cũng là ngày may mắn, kỷ niệm vui nhất đối với “sự nghiệp” của cô bé bán quần áo cho chó mèo.
 
Tuy nhiên, Sài Gòn cũng có nhiều cạm bẫy mà một cô bé mới lớn nếu không vững tâm sẽ dễ dàng sa chân. Trâm kể, có lần em đang đạp xe về, thì có người đàn ông trạc tuổi ông của Trâm chạy lên rủ em đến… chỗ vắng người, quá sợ hãi em phải vòng xe đi về đường khác. Nhưng Trâm tâm sự, đi đường em sợ nhiều thứ, sợ xe lớn, sợ đường vắng mỗi khi về, sợ người ta trấn lột,… Như gần đây nhất, trên đường đi bán về em bị người ta giật mất chiếc điện thoại “cùi” làm em hốt hoảng suýt té xe. Nhưng nỗi sợ lớn nhất của Trâm đó là không bán được đồ, không đủ tiền để trả tiền thuê nhà. 
 
Trâm tâm sự: “Cô chủ rất tốt với mẹ con em, cô tính giá rẻ, tháng nào mẹ con em chưa có tiền phải đóng trễ, cô đều vui vẻ cho nợ. Nhưng không phải vì cô thương mẹ con mình mà mình không chăm chỉ kiếm tiền, em muốn đóng cho cô đúng ngày, như bao người ở trọ tại đây, vì cô là người tốt”.
Trâm tâm sự, đi đường em sợ nhiều thứ, sợ xe lớn, sợ đường vắng mỗi khi về, sợ người ta trấn lột,..., nhưng nỗi sợ lớn nhất của Trâm đó là không bán được đồ.

Trâm tâm sự, đi đường em sợ nhiều thứ, sợ xe lớn, sợ đường vắng mỗi khi về, sợ người ta trấn lột,…, nhưng nỗi sợ lớn nhất của Trâm đó là không bán được đồ.

Vượt qua những nỗi sợ hãi, cô bé gầy gò đều đặn đạp xe trên khắp nẻo đường của Sài Gòn, để bán từng chiếc áo cho chó, mèo. Dù trời mưa hay nắng, người Sài Gòn cũng thấy thấp thoáng dáng cô bé đen đúa, vừa đạp xe vừa nhìn xung quanh, vừa nở nụ cười mời chào. Cô bé với đôi tay gầy, đôi mắt sáng, và đôi chân không biết mệt mỏi, âm thầm góp nhặt từng đồng vì em mong muốn được đi học lại, có chút vốn mở một tiệm nhỏ chuyên bán quần áo cho mèo, để mẹ bớt khổ cực, để đứa em mình được đến trường chứ không “giữa đường đứt gánh” như chị. 
 
Nếu các bạn có nhu cầu mua quần áo cho chó, mèo, hay đơn giản gặp Trâm để trò chuyện, chia sẻ thì có thể liên lạc với Trâm qua SĐT: 01225 919 410. Cần lưu ý đặc biệt rằng Trâm sẽ cảm thấy không được tôn trọng nếu bạn cho tiền cô bé. Hãy mua một bộ quần áo cho chó mèo, là bạn đã giúp Trâm thực hiện ước mơ của mình. 
 
Chia sẻ
Tin mới nhất