Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Ưu - khuyết điểm khi Việt hóa phim Hàn từ điện ảnh đến truyền hình

2017 - 2018 “bùng nổ” các bộ phim remake, trong đó phần lớn là từ các kịch bản của Hàn Quốc. Nhưng thực tế đáng buồn là phim Việt hóa chưa thực sự lấy được lòng tin của cả khán giả và giới chuyên môn.

Các bộ phim Việt remake bản Hàn gần đây.

Phim remake (phim được dựng lại) là một trào lưu mới có triển vọng phát triển trong giới phim Việt Nam từ điện ảnh đến truyền hình. Đặc biệt là với mảng truyền hình khi liên tục có các bộ phim được mua lại kịch bản và dựng bản Việt, hơn thế còn thu được thành công ngoài mong đợi. Trong đó có những cái tên tiêu biểu như: Mùi ngò gai, Cô gái xấu xí, Cầu vồng tình yêu, Ngôi nhà hạnh phúc, Gia đình là số 1 hay gần đây nhất là Người phán xử, Sống chung với mẹ chồng. Có thể thấy, phần lớn các bộ phim truyền hình được Việt Nam mua bản quyền làm lại đều xuất phát từ Hàn Quốc - đất nước có nền văn hóa khá tương đồng với người Việt.

Em là bà nội của anh được bình chọn là phim “đáng xem nhất dịp Tết 2016”.

Điểm mạnh của phim Việt hóa nói chung và remake bản Hàn nói riêng là phần kịch bản đã được thị trường kiểm chứng. Trong thời buổi “khan hiếm” kịch bản hay như hiện nay, lựa chọn các kịch bản phim Hàn nổi tiếng, nhận được sự yêu mến của khán giả là một hướng đi sáng suốt của các nhà làm phim Việt Nam. Bên cạnh đó, việc remake cũng khiến nhà sản xuất “tiết kiệm” được kha khá công sức tuyên truyền và thu hút người xem, bởi khi cái tên quen thuộc của bản Hàn được xướng lên dưới đội ngũ sản xuất nước nhà, chắc chắn người hâm mộ sẽ dõi theo từng bước đi của đoàn làm phim, từ khi còn thai nghén ý tưởng đến khi cho ra thành phẩm.

Remake lại Miss Granny đình đám của Hàn, Em là bà nội của anh thành công ngoài sức tưởng tượng.

Thu hút người xem ngay từ khi thông tin dự án Em là bà nội của anh tung ra, bộ phim được làm lại dưới góc nhìn Việt này là “cú hích” không nhỏ mở ra không gian phát triển cho phim điện ảnh Việt hóa từ kịch bản Hàn. Không chỉ càn quét, “hốt bạc” ở mọi rạp phim, Em là bà nội của anh còn “hốt” về cơ hội cho nhiều kịch bản mua lại khác.

Teaser Mối tình đầu của tôi.

Lan Ngọc “xấu lạ” trong Mối tình đầu của tôi.

Nhận được phản hồi tích cực từ phía người hâm mộ ngay từ khâu casting: Ninh Dương Lan Ngọc, Bình An, Chi Pu B Trần được kỳ vọng sẽ “làm nên chuyện” với She was pretty bản Việt. Dù liên tục lùi lịch chiếu nhưng Mối tình đầu của tôi (tên phiên bản Việt Nam) có lý do chính đáng là công đoạn hậu kỳ cần thêm thời gian để chăm chút kỹ hơn từng thước phim trước khi ra mắt khán giả.

Trịnh Thăng Bình thử thách bản thân trong vai ông ngoại ở dự án mới.

Ông ngoại tuổi 30 bản Hàn từng lập kỷ lục doanh thu tại xứ Kim Chi đã được mua lại bản quyền. Và sau một thời gian dài ấp ủ, dự án đã công khai dàn diễn viên chính: Trịnh Thăng Bình, Kiều Trinh bé Coca Gia Bảo. Hình tượng nhân vật quá phù hợp, khán giả đang vô cùng kỳ vọng vào một bản điện ảnh Ông ngoại tuổi 30 đậm chất Việt.

Một số phim Việt remake bản Hàn từ điện ảnh đến truyền hình

Bên cạnh ưu điểm về phần kịch bản có sẵn, thách thức đặt ra khi làm lại phim Hàn lại lớn hơn nhiều, thế nên khá dễ hiểu lý do các nhà sản xuất phim Việt còn khá “rụt rè” trước việc làm này. Văn hóa Hàn Quốc có nét “na ná” với Việt Nam vừa là điểm cộng cũng vừa là điểm trừ lớn, bởi khán giả sẽ dễ dàng có sự so sánh và khắt khe hơn trong việc nhìn nhận diễn xuất và kịch bản remake. Yêu cầu đầu tiên đặt ra cho các nhà sản xuất khi quyết định Việt hóa lại một bộ phim Hàn là “chọn mặt gửi vàng” kịch bản vào tay một biên kịch tốt, dụng tâm chuyển thể và sáng tạo thêm các chi tiết phù hợp với lối sống và văn hóa Việt Nam.

Diễn viên là “cái khó” thứ hai, một bộ phim càng thành công thì cái bóng của nhân vật sẽ càng lớn và càng đè nặng áp lực lên vai diễn viên trong bản remake. Không chỉ là việc có hợp hình tượng nhân vật hay không, mà còn là thực lực của diễn viên có đủ để tạo nên sự khác biệt, để được ghi dấu trong lòng khán giả hay không?

Sắc đẹp ngàn cân luôn bị “xướng tên” ở danh mục phim remake tệ

Trailer phim Sắc đẹp ngàn cân.

Sau Em là bà nội của anh, điện ảnh Việt liên tiếp ra mắt các bộ phim remake khác nhưng cánh cửa thành công dường như không hề dễ mở. Sắc đẹp ngàn cân khiến khán giả chán ngán vì… quá giống bản chính. Không nói đến góc quay, câu thoại, diễn biến không hề có chút Việt hóa nào, mà điểm nhấn lớn nhất của phim là phần nhạc cũng không tạo được cao trào như bản Hàn. Có lẽ đoàn làm phim cần học hỏi thêm Em là bà nội của anh về việc sử dụng nhạc phim phù hợp.

Yêu đi, đừng sợ! không quá chìm cũng không thể nổi…

Yêu đi, đừng sợ! bị chê thiếu tính logic ở nhiều cảnh phim không được dụng tâm Việt hóa, tạo cảm giác “sống sượng” khá khó chịu cho người xem. Vậy mới nói, khi đã mua kịch bản thì nên dụng tâm chuyển thể cho trót, đừng mang con bỏ chợ… tội nguyên tác một, tội người xem mười.

Hội tụ dàn diễn viên nữ thực lực thuộc hai thế hệ, Tháng năm rực rỡ hứa hẹn sẽ làm bừng sáng điện ảnh Việt đầu năm mới

Bù lại cho hai quả “bom xịt” trên, dự án Tháng năm rực rỡ remake lại bộ phim Sunny đình đám của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng sắp tới hứa hẹn sẽ tạo ra một làn gió mới trong danh sách phim Việt hóa. Hội tụ dàn diễn viên nữ thực lực từ hai thế hệ, nhân vật, hình ảnh và bối cảnh trong phim cũng được đầu tư công phu khiến khán giả thích thú và mong đợi. Sự logic trong phần kịch bản được suy xét kỹ trước khi dựng phim là nhân tố quan trọng để người hâm mộ đặt niềm tin vào dự án sẽ ra mắt vào tháng 3/2018 này.

Trailer phim Tháng năm rực rỡ.

“Ngũ quái” của đạo diễn Dũng “khùng” thời ấy và bây giờ

Rõ ràng, khi đã chấp nhận bỏ ra số tiền lớn gấp nhiều lần tiền viết một kịch bản mới để remake một bộ phim, các nhà sản xuất cần cẩn thận hơn trong việc Việt hóa các sản phẩm của mình. Không chỉ vì đáp lại sự yêu mến và ủng hộ của khán giả nhà mà còn vì củng cố một chỗ đứng tốt hơn cho thể loại phim Việt hóa trước mắt giới chuyên môn và các giải thưởng điện ảnh, truyền hình.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết An An

Được quan tâm

Tin mới nhất