Phim Ảnh

Phim mới của đạo diễn bị MC tố cáo trốn thuế tương lai mù mịt vì hợp đồng bất thành với nhà đầu tư

Phượng Nguyễn
Chia sẻ

VAM (Valuation Adjustment Mechanism) - là thỏa thuận giữa bên đầu tư và bên tài chính về tình hình không chắc chắn trong tương lai khi đạt được thỏa thuận.

Năm 2018 đã kết thúc, nhưng bộ phim hài năm mới Điện thoại di động 2 (手机2) của Phùng Tiểu Cương vẫn “bặt vô âm tín”. Năm 2018, Phùng Tiểu Cương không có một bộ phim nào tỏa sáng, thỏa thuận VAM (Valuation Adjustment Mechanism - là thỏa thuận giữa bên đầu tư và bên tài chính về những tình hình không chắc chắn, “xấu” trong tương lai khi đạt được thỏa thuận). Trong thỏa thuận này, nếu các điều kiện thỏa thuận phát sinh, nhà đầu tư có thể thực hiện một quyền, nếu các thỏa thuận không phát sinh, thì bên tài chính có thể thực hiện một quyền, nói cách khác đây là một hình thức lựa chọn quyền hạn của các bên giữa công ty do Phùng Tiểu Cương thành lập - Triết Giang Đông Dương Merah và công ty Hoa Nghi Huynh Đệ (Huayi Brothers Media Corporation) e rằng cũng khó mà hoàn thành trong năm.

Năm 2018, Phùng Tiểu Cương liên tiếp gặp rắc rối và chỉ trích của dư luận khi MC Thôi Vĩnh Nguyên tố vị đạo diễn này trốn thuế. Mặc dù bình an vô sự trước cơn bão thuế từ Phạm Băng Băng thế nhưng cư dân mạng vẫn luôn có “ác cảm” đối với ông, hàng loạt những phản ứng tiêu cực đối với Phùng Tiểu Cương khi có những thông tin mới về bộ phim Điện thoại 2 hay về đạo diễn này.

Cellphone 1.

Thỏa thuận VAM ký kết giữa các diễn viên và công ty trong vòng 2-3 năm trước đây đã trở thành cao trào do sự cuồng nhiệt về vốn. Tuy nhiên sau đó thị trường dần trở nên hợp lý hơn thì hình thức kinh doanh đầy rủi ro này cũng giảm dần.

Tháng 9 năm 2015, Phùng Tiểu Cương thành lập công ty Hữu hạn truyền thông Merah Đông Dương Triết Giang (Zhejiang Dongyang Merah Media Corporation). Sau đó, Hoa Nghi Huynh Đệ đã đầu tư 70% cổ phần của công ty này với giá 1,05 tỷ NDT. Khi đó, có nguồn tin tiết lộ tổng tài sản Đông Dương Merah chỉ có 13.600 NDT và tổng số nợ phải trả là 19.100 NDT.

Tại sao Hoa Nghi Huynh Đệ lại bỏ ra số tiền lớn như vậy để mua lại Đông Dương Merah? Đó chính là bởi vì Phùng Tiểu Cương đã ký kết thỏa thuận VAM kéo dài 5 năm với công ty này: Từ năm 2016 đến 2020, Đông Dương Merah hứa hẹn lợi nhuận sau thuế mỗi năm ít nhất 100 triệu NDT, đồng thời mỗi năm tăng 15% lợi nhuận. Nếu không hoàn thành mục tiêu, Phùng Tiểu Cương sẽ bồi thường khoản thiếu bằng tiền mặt.

Năm 2016, doanh số phòng vé bộ phim Tôi không phải Phan Kim Liên (我不是潘金莲) đạt 480 triệu NDT; Năm 2017 bộ phim Phương Hoa (芳华) đạt 1,42 tỷ NDT. Nếu chỉ nhìn vào doanh số phòng vé này thì trong hai năm này, Phùng Tiểu Cương hoàn toàn có thể hoàn thành thỏa thuận VAM. Nhưng năm 2018, Phùng Tiểu Cương không có tác phẩm nào ra mắt. Theo báo cáo tài chính nửa năm 2018 của Hoa Nghi Huynh Đệ, lợi nhuận ròng của Đông Dương Merah chỉ đạt 51.319.500 NDT, không đạt tới 50% thành tích như hứa hẹn.

Các ngôi sao tham gia vào hình thức thương mại VAM ngoài Phùng Tiểu Cương còn có Phùng Thiệu Phong, Lưu Thi Thi, Ngô Kỳ Long, Dương Mịch, Cố Trường Vệ, Cao Hy Hy… Thỏa thuận VAM đối với ngôi sao và nhà đầu tư mà nói được coi là mối quan hệ mua - bán theo nhu cầu của mỗi bên. Đối với các ngôi sao mà nói, thỏa thuận VAM có thể cho phép họ nhận một số tiền lớn trong một khoảng thời gian ngắn.

Có người cho rằng, những ngôi sao ký kết thỏa thuận VAM rất có thể sẽ bị tiền vốn “bắt cóc”, bởi họ phải chịu áp lực thành tích cho nên không thể không điên cuồng nhận tất cả các tác phẩm điện ảnh và truyền hình, gameshow giải trí, đại diện hình ảnh…cũng bởi thế nên chất lượng tác phẩm sẽ không tránh khỏi khả năng thất bại.

Có cư dân mạng từng chỉ ra các tác phẩm trước và sau khi Phùng Thiệu Phong ký kết thỏa thuận VAM. Theo đó, trước đây Phùng Thiệu Phong tham gia các bộ phim Lang Đồ Đằng, Thời đại Hoàng Kim, Sau này không gặp lại…được đánh giá khá tốt. Nhưng sau khi tham gia thỏa thuận VAM, Phùng Thiệu Phong nhận nhiều bộ phim rác cùng lúc như Huyễn Thành; Đây khoảng sao trời, kia khoảng biển; Huyễn thành phàm thế…

Đạo diễn Cao Hy Hy từng bất lực bày tỏ, do tham gia thỏa thuận VAM nên chỉ có thể cúi đầu trước tiền vốn, chỉ nghĩ làm thế nào để quay được bộ phim có doanh số phòng vé cao để bên đầu tư kiếm được tiền.

Trương Quốc Lập cũng từng bày tỏ do ký kết thỏa thuận VAM với Hoa Nghi mà trở nên vô cùng khó chịu, khi quay phim đã không còn được lựa chọn kịch bản và vai diễn mà mình thích.

Một người trong ngành bày tỏ rằng, ngành điện ảnh truyền hình hoàn toàn không thích hợp với hình thức “cá cược” như thỏa thuận VAM: “bởi đây không giống như những ngành nghề có quy luật có hệ thống khác, tỷ lệ đầu vào - đầu ra tương đối cố định. Mọi khía cạnh của ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình đều liên quan đến con người, mà con người chính là yếu tốt không chắc chắn nhất. Bởi vậy nên nó hoàn toàn không thích hợp với một hình thức thương mại với độ mạo hiểm cao như VAM.”

Do ngành công nghiệp điện ảnh và truyền hình Trung Quốc hiện đang “ngủ đông”, cho nên nhiều người trong ngành cho rằng thỏa thuận VAM được gây ra bởi dòng vốn từ vài năm trước sẽ khó có thể xuất hiện trong một hai năm tới.

Chia sẻ

Bài viết

Phượng Nguyễn

Tin mới nhất