Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Top những nhẫn thuật siêu đỉnh của Kakashi nhưng ít khi được dùng

Chính vì Kakashi sở hữu quá nhiều nhẫn thuật, nên đôi khi có vài chiêu trong số chúng chỉ được anh sử dụng trong vài lần.

Ninja sao chép "đỉnh đỉnh đại danh" - Hatake Kakashi, có một kho nhẫn thuật khổng lồ nhờ vào việc tích lũy thông qua quá trình sử dụng Sharingan. Từ Hỏa độn đến Âm dương độn, Kakashi có thể làm được tất cả. Anh là một trong số rất ít thiên tài có thể thông thạo toàn bộ những thuộc tính biến đổi chakra.

Tuy nhiên, cũng chính vì anh sở hữu quá nhiều nhẫn thuật mà đôi khi, có rất nhiều chiêu thức trong số đó bị... "thất sủng" (không được sử dụng). Lý do là bởi chúng đòi hỏi nhiều điều kiện bắt buộc, chứ không phải do chúng quá vô dụng. Vậy, hãy cùng điểm danh những nhẫn thuật đó nhé.]!

Rasengan

Top những nhẫn thuật siêu đỉnh của Kakashi nhưng ít khi được dùng Ảnh 1

Rasengan là một nhẫn thuật tấn công đáng gờm, với sức công phá vô cùng khủng khiếp. Với tư cách là đệ tử giỏi nhất của Hokage Đệ Tứ Namikaze Minato, Kakashi dĩ nhiên cũng được truyền dạy chiêu thức này. Tuy nhiên, vì không thể kết hợp chakra tự nhiên vào nó, nên Kakashi đã tạo ra Chidori để thay thế và không bao giờ dùng Rasengan trong thực chiến.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát chakra của Rasengan cũng tương đối khó, và nó chẳng liên quan gì đến Sharingan cả. Nhìn chung, Kakashi không thể phát huy tối đa hiệu quả của nó, nên anh chỉ dùng trong đợt huấn luyện Naruto mà thôi.

Raiden

Trong series gốc, Kakashi đã sử dụng chiêu thức này để cắt những bàn tay chakra của vỹ thú khi chúng tấn công anh. Với sức sát thương của Raikiri (Lôi Thiết), đây quả thực là một đòn tấn công nguy hiểm có khả năng tác chiến trên diện rộng.

Top những nhẫn thuật siêu đỉnh của Kakashi nhưng ít khi được dùng Ảnh 2

Nhưng tại sao Kakashi lại ít khi sử dụng nó? Lý do là bởi nó... quá lãng phí chakra. Về cơ bản, Kakashi sẽ phải dùng ảnh phân thân, sau đó thi triển Raikiri ở cả hai bản thể rồi biến đổi hình dạng chakra sao cho chúng kết nối với nhau thành một đường thẳng. Nhìn chung, chiêu thức này vừa phức tạp, vừa khiến Kakashi phải tiêu hao sức lực quá nhiều dù lượng chakra của anh tương đối ít ỏi.

Top những nhẫn thuật siêu đỉnh của Kakashi nhưng ít khi được dùng Ảnh 3

Raiton: Raijuu Tsuiga

Raiton: Raijuu Tsuiga (Lôi Độn: Lôi Thú Tẩu Chi Thuật) vốn là một dạng biến thể của Raikiri. Khi thi triển nhẫn thuật này, Kakashi tập trung chakra hệ Lôi vào lòng bàn tay, sau đó biến đổi chakra thành hình dạng một con Lôi thú để tấn công kẻ địch từ xa.

Top những nhẫn thuật siêu đỉnh của Kakashi nhưng ít khi được dùng Ảnh 4

Lôi thú có khả năng di chuyển ở vận tốc cực cao và khó đoán, nên việc né tránh nó là tương đối khó với đối phương. Ngoài ra, nó còn kết nối với tay của Kakashi thông qua một tia sét, cho phép anh điều khiển nó theo ý muốn, kiểm soát phạm vi tấn công và tốc độ để tấn công đối phương.

Lý do duy nhất khiến Raijuu Tsuiga không được sử dụng nhiều là vì nó yêu cầu việc biến đổi hình dạng chakra ở mức độ cao hơn, và cũng không tiện lợi bằng Raikiri.

Hachimon

Top những nhẫn thuật siêu đỉnh của Kakashi nhưng ít khi được dùng Ảnh 5

Hachimon (Bát môn) là 8 điểm trên hệ tuần hoàn chakra của ninja, chúng giới hạn dòng chảy chakra trong cơ thể con người giúp cơ thể không bị suy nhược quá sớm. Bát môn chi thuật là kỹ năng kiểm soát các điểm chakra này và có thể mở đóng tùy ý.

Khi những cổng trong hệ thống Bát môn được mở, người thi triển có thể vượt qua những giới hạn cơ thể của chính họ, tuy nhiên cơ thể có thể chịu những tổn thương nghiêm trọng. Nếu mở đến cổng thứ tám, Tử môn, người dùng có thể có được sức mạnh vượt qua Ngũ Kage với cái giá phải trả chính là sinh mạng mình.

Lý do Kakashi ít sử dụng thuật này là vì Bát Môn vốn là một con dao hai lưỡi, quá nguy hiểm, trong khi anh lại không phải chuyên gia về thể thuật như Maito Gai. Cho đến nay, chúng ta chỉ biết Kakashi có thể mở cổng Khai Môn (giúp người thi triển đạt 100% sức mạnh cơ bắp) khi anh dùng nó để leo núi bằng một tay, và chắc chắn giới hạn là từ cổng thứ tư trở xuống.

Taju Kage Bushin no Jutsu

Taju Kage Bunshin no Jutsu (Đa Trọng Ảnh Phân Thân Chi Thuật) là một nhẫn thuật cấp A, là cấp độ cao hơn của Kage Bunshin no Jutsu (Ảnh Thân Phân Chi Thuật).

Khác với Bunshin no Jutsu (Phân Thân Chi Thuật) vốn chỉ tạo ra bản sao ảo ảnh, thì Kage Bunshin no Jutsu có kỹ thuật và cấp độ cao hơn nhiều (cấp B). Với nhẫn thuật này, người dùng sẽ tạo ra một hoặc nhiều phân thân của chính mình. Tuy nhiều điều khác biệt lớn nhất ở đây là trong khi phân thân bình thường (không tác động được lên các thực thể) thì Ảnh phân thân hoàn toàn có thể tác động đến các vật, người khác, tựa như một cơ thể sống thực sự.

Khi thi triển, mỗi phân thân được chia với một lượng chakra bằng nhau cho nên có thể hoàn toàn qua mắt Byakugan (Bạch Nhãn). Mỗi phân thân được liên kết với nhau bởi sợi chakra rất nhỏ và sức chịu đựng của chúng tùy vào người thi triển. Một điều hay khác là những phân thân gần như liên kết chặt chẽ với bản thể, vậy nên bản thể có thể sử dụng năng lực này để tự mình quan sát tình hình chiến trường, hoặc tăng tốc độ học hỏi nhanh gấp nhiều lần so với bình thường. Tuy nhiên, lượng chakra cần phải bỏ ra là rất lớn.

Với phiên bản Taju Kage Bunshin no Jutsu, thay vì chỉ tạo ra vài phân thân thì nhẫn thuật này tạo ra vài trăm phân thân và có thể hơn nữa. Tuy nhiên, khi thi triển thì mỗi phân thân sẽ được chia với một lượng chakra bằng nhau. Vậy nên, với số lượng quá lớn thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người sử dụng, vì thế mà chiêu thức này được liệt vào danh sách Cấm Thuật.

Top những nhẫn thuật siêu đỉnh của Kakashi nhưng ít khi được dùng Ảnh 6

Vào cuối chương Sóng Quốc, Kakashi từng sử dụng chiêu này với phiên bản có tên "Kakashi Version". Dù chưa có nhiều thông tin, ta có thể chắc chắn là Kakashi đã sử dụng tiểu xảo để hù kẻ địch, bởi chính anh đã thừa nhận là bản thân không đủ chakra để xử lý quân đoàn của Gatou.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Yasha

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tiếc cho Quế Ngọc Hải