Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Tại sao phim truyền hình Hàn Quốc lại ăn nên làm ra hơn Trung Quốc?

Hai quốc gia đều có mảng phim truyền hình phát triển mạnh và rộng rãi bậc nhất Châu Á, thế nhưng, tại sao phim Hàn ít mà vẫn "chất" hơn?

Tầm quan trọng của biên kịch

Hiếm có nền điện ảnh của quốc gia nào mà vị trí của biên kịch lại có tầm quan trọng như Hàn Quốc. Trong quá trình làm phim, biên kịch có khoảng 70% quyền lực. Biên kịch có quyền chọn đạo diễn, chọn diễn viên, chọn công ty sản xuất… Ngoài ra, trong quá trình quay phim, biên kịch còn có quyền giám sát, diễn viên nào không đạt yêu cầu, diễn xuất còn kém thì có thể bị đổi bất cứ lúc nào. Có thể nói, với một bộ phim truyền hình Hàn Quốc thì biên kịch tham gia vào toàn bộ quá trình làm phim, đóng vai trò nòng cốt trong việc sản xuất một bộ phim.

kim eun sook

Chân dung “biên kịch vàng” Kim Eun Sook, “mẹ đẻ” của hàng loạt siêu phẩm truyền hình Hàn như Secret Garden, The Heirs, Hậu duệ Mặt trời…

Trong khi đó, thứ tự trong một đoàn làm phim Trung Quốc thì hoàn toàn ngược lại: diễn viên có quyền lớn nhất, tiếp đến là đạo diễn. Chỉ cần sau khi phim bắt đầu bấm máy, ngoài một số biên kịch có tiếng tăm trong ngành thì hầu như biên kịch hoàn toàn không có quyền phát ngôn.

Phạm Băng Băng trong vai Võ Tắc Thiên.

Phạm Băng Băng trong vai Võ Tắc Thiên.

Tại Hàn Quốc, một biên kịch nổi tiếng có thể nhận được khoảng 2 triệu Won cho một tập phim (tương đương xấp xỉ 380 triệu VNĐ) cho một tập phim. Ví dụ như biên kịch Park Ji Eun, tiền thù lao cho một tập phim của cô thậm chí ngang bằng với cát xê của nam chính Kim Soo Hyun với số tiền lên tơí 100 triệu Won (khoảng 2 tỷ VNĐ).

Hiện nay, ba biên kịch vàng được công nhận tại Hàn Quốc lần lượt là là Park Ji Eun - người đã làm ra những bộ phim như You who came from star, The Producers; Kim Eun Sook với gia tài đồ sộ như Những người thừa kế, Phẩm chất quý ông và “siêu phẩm” Hậu duệ của mặt trời đang làm mưa làm gió; cuối cùng là Choi Wan Gyu - cha đẻ của IRIS, Truyền thuyết Ju-mong.

star

Vì sao nào đưa anh tới - Bộ phim từng làm mưa làm gió tại Việt Nam hồi năm 2014.

Nếu để so sánh, thì số phận của biên kịch trong các đoàn làm phim truyền hình Trung Quốc phải nói là thê thảm hơn nhiều. Một biên kịch bình thường được trả 50 nghìn NDT (khoảng 170 triệu VNĐ), nhưng biên kịch đã có thâm niên nghề nghiệp thì cùng lắm thù lao được gấp đôi.

Có thể nói, mảng phim truyền hình Trung Quốc không phải thiếu biên kịch giỏi, mà là thiếu sự đãi ngộ với công việc này. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt, hầu như không có bộ phim Hàn nào có xuất hiện hiện tượng một người kiêm là diễn viên, đạo diễn, biên kịch. Nhưng phim Trung Quốc thì lại không hề thiếu những bộ phim có những sao lớn vừa đóng vai chính, vừa làm đạo diễn hoặc biên kịch.

quach-kinh-minh-

Quách Kính Minh vừa là nhà văn, vừa sản xuất phim kiêm đạo diễn.

Đề tài đổi mới linh hoạt

Năm 1998, sau khi tổng thống Hàn Quốc Kim Dae Jung đưa ra chiến lược phát triển chính sách văn hóa cho đến nay, chúng ta có thẻ thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ của phim truyền hình Hàn Quốc đang ngày một lan rộng và nâng lên tầm cao mới. Những năm đầu, phim truyền hình Hàn Quốc ngày ấy đã lấy đi biết bao nước mắt của khan giả yêu phim tại Việt Nam với những tình tiết quen thuộc: chuyện tình hoàng tử - lọ lem, những chuyện tình tay ba rắc rối, và đặc biệt là “đặc sản” của Hàn thời bấy giờ - bệnh máu trắng.

AutumInMyHeart

Phim truyền hình Hàn Quốc từng lấy nước mắt khán giả nhờ “đặc sản” là các bệnh hiểm nghèo.

Nhưng đến nay, các nhà biên kịch bắt đầu khai thác mạnh mẽ vào các ngành nghề khác nhau trong xã hội, lồng ghép vào đó những câu chuyện phản ánh xã hội một các chân thực, chứ không chỉ dừng lại ở những chuyện tình đẹp như mơ. Ví như I hear your voice nói về nghề luật sư, Pinocchio là phóng viên… Bên cạnh đó, phim truyền hình Hàn Quốc đã bắt đầu khai thác những chủ đề vô cùng độc đáo: tình yêu giữa người và ma, thậm chí giữa người Trái Đất và người ngoài hành tinh.

Đặc biệt, trong khoảng thời gian này, mối tình quân nhân - bác sĩ của Hậu duệ mặt trời đang thu hút đông đảo sự yêu mến của khán giả. Quân nhân và bác sĩ, hai ngành nghề có vẻ như không liên quan đến nhau nhưng lại đại diện cho những giá trị tích cực của đất nước Hàn Quốc: đó chính là sự trung thành với Tổ quốc, yêu thương con người, sẵn sàng giúp đỡ.

Mối tình quân nhân - bác sĩ trong Hậu duệ Mặt trời đang được khán giả khắp châu Á dõi theo.

Mối tình quân nhân - bác sĩ trong Hậu duệ Mặt trời đang được khán giả khắp châu Á dõi theo.

Ngược lại, phim truyền hình Trung Quốc vài năm trở lại đây hầu như chỉ tập trung vào dòng phim chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình đam mỹ, phim cổ trang thì chỉ xoay quanh đề tài cung đấu với tác phẩm tiêu biểu là Chân Hoàn Truyện, đề tài lịch sử, dã sử, tiên hiệp. Khán giả có thể thấy không hề xa lạ với phim truyền hình Trung Quốc với những mô típ đặt tên quen thuộc như: “Tên nhân vật lịch sử + Truyện” (Chân Hoàn Truyện, Như Ý Truyện…); “Tên nhân vật + truyền kỳ” (Đại Ngọc Nhi truyền kỳ, Lục Trinh truyền kỳ, Ban Thục truyền kỳ…).

chanhoatruyen

Hậu cung Chân Hoàn truyện

Vừa quay vừa chiếu - hình thức có 1-0-2 của phim Hàn

Có thể nói, hình thức vừa quay vừa chiếu này có lẽ không có nền điện ảnh nào trên thế giới có được. Tại sao nhiều nhà làm phim lại chọn hình thức này? Thứ nhất, vì phim chưa quay phần kết, nên thu hút rất nhiều sự suy đoán của khán giả từ đó làm tăng sức hút của bộ phim. Thứ hai, biên kịch sẽ viết phần kết theo ý kiến của phần đông khán giả mong muốn. Điều này có thể đảm bảo phim sẽ không bị giảm rating khi gần về cuối, có một cái kết hợp với ý kiến của phần đông khán giả, đồng thời bảo đảm được phim sẽ không bị thua lỗ. Thế nhưng, Hậu duệ mặt trời lại không áp dụng hình thức này, kết thúc chỉ có một, nên khán giả đến nay tò mò hơn bao giờ hết.

vuonglichxuyen

Gặp gỡ Vương Lịch Xuyên bị “ghẻ lạnh” chỉ vì dàn diễn viên vô danh.

Nếu như đối với một bộ phim bình thường, các nhà làm phim sẽ bỏ tiền vốn để đầu tư vào một bộ phim. Nhưng chưa chắc, từ số tiền vốn đó đã sinh lời, chưa kể còn lỗ. Đại diện tiêu biểu cho một bộ phim đã quay nhưng đến nay vẫn ế ẩm tại các hội chợ phim đó là Gặp gỡ Vương Lịch Xuyên. Dự án chuyển thể này được khán giả khá mong đợi, thế nhưng vì dàn diễn viên mới nên không một nhà đài nào thực sự muốn đặt niềm tin của mình vào dự án này.

Tổng kết

Đối với đất nước có dân số lớn như Trung Quốc thì có vẻ như mục tiêu của phim truyền hình Trung Quốc chỉ dừng lại ở phục vụ cho khán giả trong nước. Nhưng Hàn Quốc đã có sẵn tiền đề là ngành công nghiệp giải trí khá mạnh, cùng với việc dân số ít ỏi, nên mục tiêu của phim Hàn thường nhắm vào thị trường rộng lớn hơn, đó là toàn Châu Á. Cho nên, chúng ta không thể so sánh, phim truyền hình nước nào mạnh hơn nước nào, mà có thể nhận thấy rằng: sức ảnh hưởng to lớn của phim truyền hình Hàn Quốc hiện này là điều không cần bàn cãi.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
VietNam Future Fashion Show - MoonLight: Một Đêm Thời Trang Thăng Hoa