Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

‘Sống không dũng cảm uổng phí thanh xuân’- Kỷ niệm xưa ùa về với những đồ gia dụng đã từng quen thuộc

“Sống không dũng cảm uổng phí thanh xuân” là bộ phim thanh xuân vườn trường vừa lên sóng được 8 tập đầu tiên. Ngoài những chi tiết đáng yêu, nghịch ngợm của tuổi học trò, bộ phim còn tỷ mỉ đến từng chi tiết khi lồng ghép được rất nhiều những bối cảnh, đồ vật của những năm 90.

Sống không dũng cảm uổng phí thanh xuân là một bộ phim thanh xuân cực kỳ đáng xem. Lấy bối cảnh là những năm giữa của thập niên 90, Dương Tịch và nhóm bạn của mình bao gồm Lý Ngư, Tư Đồ Nhị Điều, Dương Tiêu Hòa Mỹ đang bình yên trải qua một mùa hè nhàn nhã cuối cùng của thời học sinh, bỗng đâu xuất hiện một kẻ gây rối chen ngang Hoa Bưu làm xáo trộn cuộc sống của tất cả mọi người.

Mở đầu bộ phim, hình ảnh ngôi nhà ấm cúng chắc cũng nhắc chúng ta nhớ về gia đìn thân yêu của mình. Năm 1996 là học sinh lớp 12, đến thời điểm hiện tại cũng đã ngoài 30, bận rộn cơm áo gạo tiền, nhìn khung cảnh ấy có ai là không nhớ nhà, nhớ quê?

Những khung ảnh gỗ mộc đơn sơ lưu giữ ảnh gia đình, những bức hình thời nhỏ ngây ngốc đã nhuốm bụi thời gian, liệu bây giờ có còn ai giữ? Bây giờ bức ảnh nào cũng photoshop đẹp lung linh, chụp nghệ thuật, đóng khung lồng kính cực kỳ sang chảnh.

Hay là chiếc TV, hiện tại nhà nào cũng có một đến nhiều chiếc TV màn hình phẳng, hình cong, thu cả thế giới trong tầm mắt. Nhưng những ngày xưa ấy, những ngày năm 1996, chiếc TV màn hình lồi đơn giản lại là cả một gia tài. Mỗi khi có chương trình chiếu trùng nhau là cả nhà lại tranh nhau chiếc điều khiển để mở kênh mình yêu thích. Chiếc TV mang cả kỷ niệm của tuổi thơ chắc giờ chỉ còn có mặt trong hàng ve chai, sắt vụn.

Tương tự như TV, một thiết bị truyền thành quen thuốc rất được yêu thích trong những năm 90 đó là đài- Radio. Bạn còn nhớ những giờ dỏng tai lên nghe nhạc theo yêu cầu hay chờ đợi mòn mỏi đến chương trình trả lời tâm sự? Hiện đại hơn là mua băng nhạc về bỏ vào Radio và thưởng thức nhạc như một nhà thẩm định chuyên nghiệp. Ngày xưa ơi còn đâu? Bây giờ ai cũng nghe nhạc số bằng điện thoại, máy tính cả rồi.

Chiếc quạt con cóc ngày xưa, là cả một thời chúc mặt vào quạt ô a, giờ đây cũng được thay thế bằng những loại quạt máy siêu mát, hay điều hòa, máy lạnh.

Điện thoại bàn cũng là cả một miền ký ức thân quen. Có chiếc điện thoại là có thể liên lạc với cả thế giới. Dương Tịch liên lạc với ông anh trai xa nhà cũng bằng chiếc điện thoại này. Chúng ta ngày xưa cũng thế, điện thoại cố định tuy bất tiện nhưng cũng là cả một gia tài thời bấy giờ. Còn bây giờ mỗi người một điện thoại di động, chiếc máy bàn chỉ còn có ở một số cơ quan, nhiều khi chỉ để phục vụ liên lạc nội bộ.

Những đồ vật ấy, từng thứ theo mạch phim cứ thế hiện về trong ký ức mỗi người. Nhưng đâu chỉ có thế, nhìn cảnh vật, nhìn người, xem nội dung phim càng lâu lại càng khiến chúng ta không thể không hoài niệm.

Dương Tịch có tài chạy rất nhanh, được bố mẹ hứa nếu vượt qua được một mức thành tích nhất định sẽ được thưởng một chiếc xe đạp. Và rồi, khi ước muốn đã thành sự thật, Dương Tịch lần đầu tiên trong đời có được chiếc xe mình yêu thích đã phấn khích đến nỗi rủ cả đám bạn tụ tập cùng đi mua xe.

Hình ảnh chiếc xe đạp màu hồng giữa sự háo hức, mong chờ của đám người Dương Tịch, liệu có nhắc chúng ta nhớ về một thời đã từng như thế. Có được một chiếc xe cho bằng bạn bằng bè, mua được xe đẹp là giữ gìn nâng niu.

Dương Tịch và bạn của mình vừa mua được xe là phấn khởi, Tư Đồ Nhị Điều lôi ngay trong túi ra chiếc máy ảnh nhỏ chụp ảnh lưu niệm cho Dương Tịch, bắt Dương Tịch tạo ra những dáng vô cùng khó đỡ. Thời ấy, với chiếc máy ảnh trong tay, Tư Đồ Nhị Điều hẳn là đại gia trong lũ học sinh. Bây giờ đâu ai còn dùng máy ảnh đó, điện thoại thông minh tích hợp kỹ năng chụp ảnh làm đẹp tự động đã góp phần đưa những chiếc máy ảnh phim nhỏ gọn vào thùng rác.

Ồn ào, náo loạn với niềm vui có xe mới, sau vài phút cao hứng quên trông chừng xe, chiếc xe đạp chưa kịp đi đã bị trộm ngay trước mắt Dương Tịch, Nhị Điều, Lý Ngư và Hòa Mỹ. Nhìn thấy tên trộm, một mình Dương Tịch xông pha đuổi bắt, dồn tên trộm vào tận trong trường để rồi cuối cùng xe chẳng lấy lại được mà còn bị thương nặng ở chân, khó lòng tham gia thi chạy lấy 10 điểm cộng vào đại học.

Nhìn cảnh vật nhớ ngày xưa, có thể nói nhà sản xuất phim đã cực kỳ có dụng tâm khi đầu tư vào bối cảnh một cách chi tiết và chân thực như thế. Những mở đầu của bộ phim cũng là cánh cửa gợi mở cho chúng ta trở về nững ký ức thanh xuân trước kia.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vy Linh

Được quan tâm

Tin mới nhất