Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Review 'Minari': Cuốn hồi ký giàu chất thơ về giấc mơ Mỹ

Châu Hải Bình Theo dõi Saostar trên google news

Dẫu cho còn đó những khó khăn nhưng giấc mơ Mỹ của những người nhập cư trong Minari vẫn hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc đến nao lòng dưới lăng kính cảm nhận trong trẻo của tâm hồn trẻ thơ.

*Lưu ý: bài viết có tiết lộ nội dung phim

Điện ảnh đã đã dạy chúng ta rằng không có giấc mơ nào là hoàn mỹ. Dễ dàng thì càng không. Chỉ khi ở trong chăn mới biết chăn có rận, ngay cả với giấc mơ Mỹ vốn được biết bao nhiêu thế hệ tôn thờ cũng chẳng đẹp đẽ như người ta vẫn thường ngợi ca. 

Câu chuyện này một lần nữa được đem ra mổ xẻ trong Minari với một gia đình Hàn Quốc kiểu mẫu. Người cha Jacob vì mong muốn một tương lai tốt đẹp hơn nên đã chuyển cả nhà đến sống tại vùng nông thôn hẻo lánh thuộc bang Arkansas và mở một trong trại. Thế nhưng người vợ Monica lại rất phiền lòng về điều này. Cô cho rằng cuộc sống tạm bợ, buồn tẻ ở đây sẽ không tốt cho sự phát triển của hai đứa con. Mọi chuyện càng trở nên rối ren hơn khi người bà dọn đến ở cùng đã vô tình gây ra những mâu thuẫn không đáng có giữa các thành viên trong gia đình.

Review 'Minari': Cuốn hồi ký giàu chất thơ về giấc mơ Mỹ Ảnh 1

Một giấc mơ Mỹ không hoàn hảo

Đối với các nhân vật của Minari, hiện thực trong mắt họ thật quá đỗi phũ phàng ngay từ lúc bắt đầu câu chuyện. Cuộc sống vốn rất yên ổn bỗng chốc bị xáo trộn khi họ phải rồng rắn kéo nhau đến một nơi xa lắc xa lơ với một tương lai không lấy gì đảm bảo ở phía trước. Thậm chí nơi “trú ngụ” của họ còn chẳng phải một căn nhà tử tế nữa mà chỉ là một chiếc xe lưu động mong manh, có thể bị thiên tai cuốn đi bất cứ lúc nào.

Review 'Minari': Cuốn hồi ký giàu chất thơ về giấc mơ Mỹ Ảnh 2

Kể từ xuất phát điểm đó, chuyến hành trình an cư lạc nghiệp tại nơi đất khách quê người trong Minari liên tục đưa gia đình nhỏ vượt qua hết khó khăn này đến trắc trở khác. Chúng tích tụ lại và nuôi dưỡng những xung đột được gieo mầm ngay từ đầu phim ngày càng lớn dần lên, đến mức khán giả sẽ cảm thấy thương cảm thay cho họ.

Review 'Minari': Cuốn hồi ký giàu chất thơ về giấc mơ Mỹ Ảnh 3

Cứ như thế Minari không còn gói gọn trong việc phản ánh câu chuyện của những người nhập cư mà nó đã bao hàm cuộc sống của toàn bộ những người lao động, với những vấn đề và mâu thuẫn rất chung mà ai cũng sẽ phải đối mặt khi rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Minari cũng xây dựng cho mình hệ thống nhân vật mang tính chuẩn mực, tạo thành một gia đình điển hình ở xã hội phương Đông. Chính điều này cũng đã lý giải cho suy nghĩ và hành động của mỗi người ở trong phim.

Review 'Minari': Cuốn hồi ký giàu chất thơ về giấc mơ Mỹ Ảnh 4

Jacob được mô tả là người đàn ông sẵn sàng gánh vác mọi công việc khó khăn trong nhà. Đó là do anh chịu ảnh hưởng bởi suy nghĩ đàn ông phải có ích mới và thành công mới xứng đáng làm trụ cột gia đình. Điều này lại đi ngược với quan điểm của Monica khi cô chỉ mong có được sự ổn định, an toàn ở chốn thành phố quen thuộc. Hai luồng suy nghĩ này xung khắc với nhau suốt từ đầu đến cuối phim, dù cho lúc nó tạm lắng lại nhưng vẫn luôn âm ỉ cháy chỉ chờ thời điểm thích hợp để bùng lên lần nữa. 

Bức tranh tuổi thơ đẹp tựa cổ tích

Đạo diễn kiêm biên kịch Lee Isaac Chung làm ra Minari dựa trên những trải nghiệm của chính ông từ thưở thơ ấu. Vậy nên chẳng ngoa khi nói rằng bộ phim là một đoạn băng hồi tưởng tuyệt đẹp đưa khán giả quay ngược thời gian để khám phá một góc riêng đẹp đẽ của người trong cuộc. 

Review 'Minari': Cuốn hồi ký giàu chất thơ về giấc mơ Mỹ Ảnh 5

Cái đẹp đầu tiên nằm ở cảnh vật. Mỗi khung hình đều được cẩn thận tráng một lớp nắng vàng ươm dịu dàng như để dẫn lỗi tâm trí vào một đoạn hồi tưởng. Bãi cỏ xanh rì trải dài mênh mông hòa làm một với bầu trời cao vút, điểm thêm vài chuyển động rất nhẹ của lá cây hay nhành hoa chắc chắn sẽ khiến người xem cảm thấy nhẹ bẫng. Vẻ đẹp thanh bình ấy hoàn toàn có thể ví với những tuyệt tác trong phim của Ghibli.

Review 'Minari': Cuốn hồi ký giàu chất thơ về giấc mơ Mỹ Ảnh 6

Và sẽ thật đáng tiếc nếu như ký ức đó bị bôi đen bởi những vất vả hết sức hiển nhiên mà cuộc đời đem lại.

Không trầm trọng hóa những mâu thuẫn khiến bầu không khí phim trở nên nặng nề, đạo diễn Lee Isaac Chung chỉ đề cập đến chúng như một loại gia vị để câu chuyện của mình trở nên đa chiều hơn. Thay vào đó ông lựa chọn những lát cắt đẹp nhất của tuổi thơ để giúp khán giả cảm nhận được sự bình yên trên cánh đồng cỏ bất tận vùng Arkansas.

Review 'Minari': Cuốn hồi ký giàu chất thơ về giấc mơ Mỹ Ảnh 7

Thậm chí ngay cả những mâu thuẫn từ lớn đến nhỏ của các thành viên cũng được phim xử lý rất tài tình. Công thức bí mật của Minari trong việc này chẳng phải điều gì cao sang mà chính là tình thân giản dị và cao cả. Tình cảm là thứ khiến cậu bé David học được cách yêu thương bà ngoại, là phép màu hàn gắn mối quan hệ giữa Jacob – Monica khiến cảm hai gạt đi ích kỷ cá nhân và nghĩ tới gia đình. Phim chẳng cần bất cứ một câu thoại nào để chứng tỏ điều đó, chỉ cần nhìn cách các nhân vật thay đổi suy nghĩ và hành động là đủ.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Châu Hải Bình

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giải mã sức hút của show 'Hành Trình Kỳ Thú' đang phát trên MyTV