Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

'Người phán xử' bản điện ảnh: Có nên hay không?

Thông tin về phiên bản điện ảnh của "Người phán xử" gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Mới đây, trên trang fanpage chính thức của phim Người phán xử vừa đưa ra một thông tin khiến người hâm mộ bộ phim truyền hình này xôn xao: Phim sẽ có phiên bản điện ảnh?

Tấm ảnh poster phiên bản điện ảnh của Người phán xử bí ẩn gây tò mò cho khán giả.

Trước luồng thông tin đó, nhiều khán giả đã bày tỏ quan điểm của mình trong phần bình luận. Khán giả Thanh Huyen Nguyen bày tỏ sự phấn khích: “Làm phim riêng về anh Chột xem ngày xưa yêu đương thế nào mà giờ điên dại thế này được không?”. Khá nhiều người đồng tính với ý kiến này nên đã không ngần ngại “thả tim” vào bình luận ấy.

Nhân vật chung tình Thế Chột được nhiều người mong muốn khai thác chuyện tình yêu trong bản điện ảnh.

Cũng ngay trong chính nội dung ấy, một số quan điểm cho rằng muốn kể câu chuyện về Lương Bổng hơn. Thậm chí khán giả Hiền Mai Nguyễn còn trêu rằng, “Chỉ có Chuyện tình Quân & Bổng mới đủ sức hút kéo khán giả tới rạp”.

“Chuyện tình” Phan Quân và Lương Bổng chăng?

Trong khi ấy, khán giả Việt Anh cho biết, “mình nên làm phim thời trẻ của Quân, Sơn, Lương Bổng, Sơn Tư, Thế Chột, Kinh Trắng, Bắc Đại tá, Hùng Caro…”, và anh cũng tỏ vẻ lo lắng khi có thể sẽ phải thay thế gần hết dàn diễn viên đã làm nên thành công của bản truyền hình.

Khán giả Huỳnh Vũ thì bày tỏ quan điểm hưởng ứng và phân tích khá chi tiết về những giá trị mà bản điện ảnh có thể mang đến: “Nên làm. Nền điện ảnh Việt Nam cần những con người và cái đầu liều lĩnh để hiện thực hóa những giấc mơ. Sẽ có rất nhiều ý tưởng và câu chuyện để khai thác sau thành công của Người phán xử. Làm phim điện ảnh độc lập về quá khứ của các nhân vật trong Người phán xử cũng là một ý tưởng không tồi. Cũng như câu chuyện về Phan Thị và Lê Thành trong tương lai cũng là thứ rất đáng khai thác.”

Dẫu được khá nhiều ý kiến ủng hộ cho phiên bản điện ảnh của Người phán xử, thế nhưng không ít khán giả bày tỏ sự chán nản vì phim ngày càng “đuối” ở những tập sau này, nhiều tình tiết trở nên bất hợp lý, nội dung lan man không giải quyết được những khúc mắc, luẩn quẩn… Ngoài ra, khán giả Duy Tran cũng chỉ ra mặt hạn chế: “phim thiên về logic giữa các tập nhiều hơn, khó mà thể hiện tốt trong khoảng 90 phút phim điện ảnh, mà về mặt hành động - điểm ăn tiền của dòng phim điện ảnh thì Người phán xử hơi yếu”. 

Trước nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi, có lẽ nhà sản xuất Người phán xử vẫn có thể cân nhắc để tạo ra một kịch bản vừa hấp dẫn, lôi cuốn khán giả nhưng vẫn giữ được những bản sắc riêng của bộ phim này. Sự dung hòa giữa kịch bản truyền hình và điện ảnh là hoàn toàn cần thiết, đồng thời cũng phải chú ý đến tính thương mại của phim, đưa vào nhiều phân đoạn kịch tính, hành động hơn nữa để đảm bảo doanh thu phòng vé của Người phán xử.

Bởi lẽ, khán giả truyền hình có thể dễ tính châm chước “bỏ qua” những điểm còn hạn chế của phim, vì họ gần như không phải bỏ tiền ra để xem. Trong khi đấy, khán giả đến rạp sẽ cẩn thận chọn lọc phim khi mua vé, và nếu như kịch bản - diễn viên - đạo diễn chưa thật sự xuất sắc thì khả năng thất bại của phiên bản điện ảnh của Người phán xử là rất cao.

Diễn viên Hồng Đăng, NSND Hoàng Dũng và diễn viên Việt Anh.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Dx3

Được quan tâm

Tin mới nhất
Ngọc Trinh diện váy ngắn gợi cảm