Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

'Phim hoạt hình hay nhất' của Oscar: Sẽ tiếp tục gây tranh cãi như thường lệ?

Vài năm gần đây, hạng mục ‘Phim hoạt hình hay nhất’ của Oscar luôn khiến người hâm mộ có nhiều tranh cãi trái chiều vì những cái tên thiếu thuyết phục.

Kể từ lần trao giải đầu tiên vào năm 2002 cho Shrek (2001), hạng mục Phim hoạt hình hay nhất luôn mang đến những tác phẩm xuất sắc, có thể kể đến: Spirited Away (2001), Finding Nemo (2003), WALL-E (2008), Up (2009) hay Toy Story 3 (2010). Tuy nhiên, trong ba năm trở lại đây, mỗi khi lễ trao giải Oscar kết thúc, bảng đề cử này luôn gây nhiều tai tiếng vì những cái tên thiếu thuyết phục.

BRENTWOOD, CA - FEBRUARY 24: Nate Sanders displays the collection of Oscar statuettes that his auction company will sell online to the highest bidder on February 24, 2012 in Brentwood, California. (Photo by Toby Canham/Getty Images)

Trong ba năm trở lại đây, hạng mục Phim hoạt hình hay nhất luôn khiến người hâm mộ có nhiều tranh cãi trái chiều vì những cái tên thiếu thuyết phục.

Mở màn cho tranh cãi triền miên ở hạng mục này là vào năm 2013, khi Brave chiến thắng Wreck-It-Ralph. Có thể thấy Brave là một điểm trừ của Pixar vì ăn theo mô-tuýp công-chúa-kiểu-Disney. Dù Merida không kém phần mạnh mẽ, cá tính, nhưng nhìn chung bộ phim vẫn đậm chất cổ tích và dễ đoán kết cục. Bộ ba đạo diễn Mark Andrews, Brenda Chapman và Steve Purcell đã khiến danh tiếng của Pixar thêm một lần nữa thuyên giảm nặng nề kể từ sau thất vọng mang tên Cars 2 (2011).

"CARS 2" Triptych panel 1 of 3 - Japan ©Disney/Pixar. All Rights Reserved.

“Cars 2” của bộ đôi đạo diễn John Lasseter và Brad Lewis đến nay vẫn là nỗi thất vọng lớn nhất của Pixar.

Trong khi đó Wreck-Ip-Ralph mới lạ hơn, cá tính hơn và sở hữu đầy đủ các yếu tố lôi cuốn khán giả như hình ảnh màu sắc sặc sỡ, tạo hình cũng như cử động của nhân vật ngộ nghĩnh và sống động. Nổi bật hơn cả là khả năng gợi nhớ những trò chơi kinh điển một thời trong ký ức nhiều khán giả trẻ như Pacman, Fix it Felix và Sugar Crush. Cho nên, việc Wreck-It-Ralph của đạo diễn Rich Moore bất ngờ ngã ngựa trước Brave khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng với quyết định của Viện Hàn lâm.

2

Tác phẩm bình thường như “Brave” chiến thắng ở Oscar khiến nhiều người không khỏi bất ngờ với quyết định của Viện Hàn lâm.

Ở Oscar năm 2014, khi Frozen giành chiến thắng trước The Wind Rises, lễ trao giải lại thêm lần nữa khiến người ta nghi hoặc về vấn đề Mỹ hóa của hạng mục Phim hoạt hình hay nhất. The Wind Rises của đạo diễn huyền thoại Hayao Miyazaki xoay quanh kỹ sư thiết kế máy bay có thật Jiro Horikoshi và hành trình theo đuổi giấc mơ của anh. Rõ ràng một bộ phim truyền cảm hứng như vậy vốn là chủ đề ưa thích của Oscar cũng bị thất bại trước đại diện đến từ Walt Disney.

3

“The Wind Rises” của đạo diễn huyền thoại Hayao Miyazaki.

Còn Oscar năm 2015, Big Hero 6 đã vượt qua cả hai ứng viên nặng ký là How to Train Your Dragon 2 (hãng DreamWorks) và The Tale of Princess Kaguya (hãng Ghibli) để ẵm tượng vàng Oscar danh giá. Ngay khi tác phẩm được xướng tên ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất, cơn bão chỉ trích lập tức đổ về phía Walt Disney. Nhiều người cho rằng How to Train Your Dragon 2 và The Tale of Princess Kaguya với cốt truyện có chiều sâu xứng đáng chiến thắng hơn biệt đội siêu anh hùng của Marvel/Disney.

4

Rất nhiều ý kiến cho rằng “How to Train Your Dragon 2” và “The Tale of Princess Kaguya” với cốt truyện có chiều sâu xứng đáng giành tượng vàng hơn “Big Hero 6”.

Viện Hàn lâm liên tiếp trao giải cho những cái tên thiếu thuyết phục đã khiến nhiều người tỏ ra không hài lòng, thậm chí là quyết định tẩy chay hạng mục Phim hoạt hình hay nhất ở Oscar. Rất nhiều ý kiến cho rằng hạng mục Phim hoạt hình hay nhất giờ đây chỉ còn là cuộc chơi của Walt Disney và các hãng sản xuất thuộc Mỹ. Trong ba năm đổ lại, những cái tên thắng cuộc đều đến từ Walt Disney hoặc Disney/Pixar, đó là Brave (2012), Frozen (2013) và Big Hero 6 (2014). Ở chiều hướng khác, một tác phẩm ngoại quốc chiến thắng đã là chuyện của mười hai năm trước, khi Spirited Away (hãng Ghibli) của đạo diễn huyền thoại Hayao Miyazaki được Oscar 2003 vinh danh.

5

Một tác phẩm ngoại quốc chiến thắng đã là chuyện của mười hai năm trước.

Nếu xem xét các phim tiềm năng ra mắt trong năm nay như Anomalisa, Boy & the World, Inside Out, Shaun the Sheep Movie hay When Marnie Was There thì có thể thấy Inside Out hiện đang “một mình một ngựa” dẫn đầu đường đua. Có khả năng rất cao Inside Out sẽ tiếp nối truyền thống chiến thắng Oscar của Disney/Pixar trong ba năm liền. Còn nhớ ở Oscar 2011, giữa How to Train Your Dragon và Toy Story 3 cân tài cân sức, tượng vàng đã được trao cho Toy Story 3 cho thấy Pixar luôn là cái tên được Viện Hàn lâm ưu ái và tin tưởng.

Desktop

Disney/Pixar có đến hai tác phẩm ra mắt trong năm nay là “Inside Out” và “The Good Dinosaur”.

Inside Out của bộ đôi đạo diễn Pete Docter và Ronnie Del Carmen là một bộ phim lạ lẫm, hài hước nhưng sâu sắc. Sự mới mẻ khi lựa chọn những cảm xúc làm nhân vật chính giúp cho tác phẩm khai thác triệt để nội tâm nhân vật. Ngoài ra, bộ phim còn tái hiện song song tâm lý cô bé Riley và các cảm xúc khiến cho câu chuyện trở nên lôi cuốn hơn bao giờ hết. Vì vậy, Inside Out có mang về cho Disney/Pixar tượng vàng thứ tư liên tiếp cũng là điều được dự đoán từ trước.

Lễ trao giải Oscar năm nay sẽ được diễn ra tại Nhà hát Dolby (Mỹ) vào ngày 28/2.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
Quyên Qui mê tít chợ đêm Vui Phết tại Phú Quốc