Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Những bộ phim điện ảnh trở thành 'thảm họa' vì quá chiều lòng fan (Phần 2)

Fan-service chính là lí do từng khiến Sam Raimi rời đi và bỏ dự án "Spider-Man 4".

Sau phần mot̉̀, có thể thấy fan-service không hẳn là “cần kiếm cơm” hiệu quả nếu nhà sản xuất không thật sự lí trí mà cho đi quá nhiều, thay vì giữ lại màu sắc riêng cho mình. Ở bài viết lần này, còn có thêm năm tựa phim kì khôi khác cũng vấp phải “cục đá” chiều lòng khán giả quá mức của chính người trong cuộc, khiến tác phẩm của họ chơi vơi giữa sự lép vế so với nguồn cảm hứng gốc, cũng như khó bì kịp với tính độc đáo của các tựa phim cùng thời.

Alien: Covenant

Sau khi khiến fan nổi giận vì giết chết dàn anh hùng sừng sỏ gồm Newt, Hicks và Ripley, Alien Resurrection đã hối hả “xoa dịu” người xem khi mang Ripley trở lại dưới dạng nhân bản vô tính, thế nhưng kể từ đây thì loạt phim người ngoài hành tinh nổi tiếng nhất Hollywood đã đánh mất đi linh hồn vốn có chỉ vì cố gắng “cho fan thứ họ muốn”.

Cụ thể, phần trước đó Prometheus đã bị fan than phiền vì không hề có dàn quái xenomorph, vì thế đạo diễn Ridley Scott đã ngay lập tức loại hết những Engineers và đầu tư một băng xenomorph cực ngầu trong đoạn cuối Alien: Covenant. Ngoài ra, cốt truyện phim còn tiết lộ bọn quái ngoài hành tinh thực chất được tạo ra bởi người máy độc ác David, thế nhưng chi tiết này lại chỉ gây hoang mang hơn cho nhiều khán giả.

“Alien: Covenant” là đỉnh điểm thảm họa của cả loạt phim về quái vật ngoài hành tinh xenomorph.

Loạt phim Alien là ví dụ điển hình cho việc càng ít giải thích thì càng thành công, thế nhưng chỉ vì Prometheus bị chê là quá mơ hồ, thì Scott lại quá tay trong việc “xới tung” cốt truyện Alien: Covenant, khiến phim trở nên hỗn loạn, chắp vá cùng dàn nhân vật không thể nào… ngu đần hơn. Doanh thu phim sau đó chỉ đạt 241 triệu USD, bằng một nửa Prometheus và khiến cho series dài hơi này bị “đóng băng”.

Spectre

Skyfall là phần phim khác lạ khiến các fan Bond vô cùng ấn tượng, được chính đạo diễn Sam Mendes thừa nhận có học hỏi từ nguồn cảm hứng The Dark Knight. Tuy nhiên, niềm vui mừng chưa kéo dài được bao lâu thì Spectre ra mắt, để lại nỗi thất vọng ê chề, trái ngược với phần trước.

“Spectre” là bước thụt lùi sau một “Skyfall” thành công vang dội.

Phim cố gắng tái dựng những chi tiết mỉa mai thần thánh từ kỉ nguyên 007 của Roger Moore, với cách tiếp cận dàn nhân vật nữ một cách ngộ lạ, hay biến một ngôi sao như Dave Bautista thành tên đầy tớ, hay tệ nhất là phá hoại hình tượng của phản diện mang tính biểu tượng nhất Blofeld. Christoph Waltz là lựa chọn xuất sắc cho vai này, nhưng chính cách xây dựng câu chuyện và cố gắng chỉ ra mối liên kết giữa y và Bond là điều giết chết bộ phim.

Thay vì lựa chọn nước đi đơn giản là thừa hưởng và phát huy những tinh hoa của Skyfall, Spectre lại cho thấy bước thụt lùi với việc quay trở về cách làm phim cổ điển, thậm chí có phần lỗi thời so với dòng chảy điện ảnh vào năm 2015.

Star Trek Into Darkness

Đạo diễn J.J. Abrams từng bị chỉ trích vì làm nên một Star Wars: The Force Awakens không khác gì A New Hope, thế nhưng đó chẳng là gì so với Star Trek Into Darkness trước đó vài năm. Bắt đầu với phần phim reboot Star Trek đầu tiên vào năm 2009, Abrams cũng từng bị phản đối bởi fan Trek cứng, nhưng chung quy phim vẫn thành công ở mặt doanh thu lẫn chất lượng.

Vì lẽ đó, phần tiếp theo Star Trek Into Darkness tiếp tục được xây dựng dựa trên Star Trek II: The Wrath of Khan như “đòn đánh trả” của vị đạo diễn dành cho những ý kiến trên, thế nhưng phần lớn vẫn mang dáng dấp của sản phẩm gốc. Lấy ý tưởng từ cuộc chạm trán giữa Enterprise và Khan, nhưng vấn đề là vai diễn Khan của Benedict Cumberbatch lại không vượt qua được cái bóng phim tiền nhiệm và cũng khó mà ghi dấu ấn riêng.

“Star Trek Into Darkness” giống như một phiên bản parody nghèo nàn ý tưởng.

Bỏ qua cho đến một phần ba cuối của phim, chúng ta có thể thấy lúc này hàng loạt những chi tiết hoài niệm được đẩy vào nhằm gây ấn tượng, như màn hi sinh của Spock trong The Wrath of Khan nay chuyển cho Đội trưởng Kirk, dẫn đến việc Spock mới đảm đương câu thoại la hét “Khaaan!” kinh điển của William Shatner nhưng dĩ nhiên là không “duyên” bằng. Tệ hơn, Abrams còn sẵn sàng quay một phân đoạn Carol Marcus “thoát y” đến khi chỉ còn mỗi đồ lót một cách vô thưởng vô phạt không vì mục đích gì.

Stak Trek Into Darkness là một nỗ lực “mất cả chì lẫn chài” của J.J. Abrams khi vừa muốn hấp dẫn thế hệ fan mới, vừa muốn đáp ứng sự kì vọng của fan Trek lâu năm, nhưng kết quả là đều thất bại. Khán giả cũ tức giận, khán giả mới quay lưng, phim mang về doanh thu “hạt dẻ” chỉ 467 triệu USD.

Spider-Man 3

Sam Raimi đã mang đến hai phần phim Spider-Man vô cùng thú vị khi ông hoàn toàn hiểu fan mong muốn gì và sẵn sàng đáp ứng họ càng chất lượng càng tốt. Tuy nhiên khi bước sang Spider-Man 3, dự định mang The Vulture trở thành phản diện chính của Sam Raimi lại bị nhà sản xuất Avi Arad bác bỏ, thay vào đó lại là Venom, mặc cho sự phản đối của vị đạo diễn. Avi nghĩ rằng với sự yêu thích của fan truyện tranh dành cho phản diện Sam Raimi, thì chắc chắn cuộc chiến giữa Người Nhện và Venom sẽ mang đến một cú càn quét doanh thu thật sự.

“Spider-Man 3” được tạo nên từ sự không đành lòng của Sam Raimi.

Khi nhà sản xuất đinh ninh thêm vào phim một nhân vật chủ chốt mà đạo diễn “không ưa”, thì chuyện gì sẽ xảy ra? Spider-Man 3 thật đáng tiếc đã không thể chạm đến đẳng cấp của hai phần phim tiền nhiệm. Phim bị nhồi nhét quá nhiều thứ, chỉ tập trung vào số lượng mà không màng chất lượng, khiến cho quá trình xây dựng nhân vật Venom bị đẩy nhanh và hời hợt. Dù cho bộ phim “thu lưới” tới tận 890,9 triệu USD doanh thu toàn cầu, nhưng ngay sau đó Sam Raimi đã chính thức “dứt áo ra đi”, mang cả nam chính Tobey Maguire theo, để lại tương lai đen tối cho Spider-Man 4.

Cho đến hiện tại, dù khen có chê có, thì phiên bản Venom của Tom Hardy cũng đã truyền tải một cốt truyện có đủ sức nặng và chi tiết, chí ít là thể hiện tinh thần của tên siêu phản diện này tốt hơn và hứa hẹn hơn Spider-Man 3.

Loạt phim The Hobbit

Nhắc đến thảm họa fan-service thì không thể không nhắc đến bộ ba The Hobbit đến từ đạo diễn Peter Jackson. Chỉ riêng việc tách truyện gốc của nhà văn J.R.R. Tolkien ra thành ba bom tấn siêu dài dòng đã là đủ kì quặc, thế nhưng điểm đáng nói ở đây chính là The Hobbit có phần tri ân quá mức tượng đài The Lord of the Rings trước đó. Các nhân vật như Frodo, Saruman, Galadriel và Legolas đều xuất hiện vô cùng hời hợt mặc cho họ đều không hề được nhắc đến trong truyện.

“The Hobbit” vẫn còn dựa hơi quá nhiều vào thế giới “The Lord of The Rings”.

Ngoài ra, đạo diễn Jackson còn ôm luôn cả phần phụ lục của loạt truyện Chúa tể của những chiếc nhẫn, trong đó tái hiện chuyện tình tay ba giữa Legolas, Kili và Tauriel một cách không cần thiết. Kết quả, loạt phim The Hobbit đã gồng gánh quá nhiều thứ, mở rộng quy mô mà quên đi việc tập trung vào chất lượng nội dung, cụ thể là cốt truyện chính được chuyển thể từ truyện. Tuy cũng mang về doanh thu xấp xỉ 3 tỉ USD cho cả loạt phim, song The Hobbit vẫn thua kém The Lord of the Rings nếu xét về kinh phí bỏ ra.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Đông Hải

Được quan tâm

Tin mới nhất