Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Phải chăng người tự kỷ vốn là một thiên tài?

Nghe có vẻ ngược đời song đã có rất nhiều trường hợp minh chứng cho mối liên hệ giữa người tự kỷ và thiên tài. Điều đó càng được phát họa rõ nét hơn qua các bộ phim điện ảnh.

Có lẽ từ lâu, tự kỷ đã trở thành một đề tài không quá xa lạ với khán giả yêu điện ảnh. Song, việc tìm hiểu chuyên sâu về tự kỷ không phải là điều ai cũng sẽ làm. Và chắc hẳn sẽ có nhiều người bất ngờ khi nghe đến mối liên hệ của người tự kỷ và một thiên tài. Tại sao lại như vậy?

TỪ CÂU CHUYỆN NGOÀI ĐỜI THỰC…

Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế, lặp đi lặp lại. Những người tự kỷ hầu hết không hoạt động nhanh nhẹn giống người thường thế nhưng họ có thể được bù lại những điểm thiên bẩm, xuất chúng khác. Đó là nhờ mạng lưới những dây thần kinh bên trong bộ não người tự kỷ hoạt động theo một cách nào đó mà họ giỏi đến một cách đáng kinh ngạc ở một số lĩnh vực khác nhau như toán, hóa, vẽ hay âm nhạc,…

Trên thế giới có không ít những thiên tài vốn là người tự kỷ như Albert Einstein - cha đẻ của thuyết tương đối, có những triệu chứng phổ biến của chứng Asperger (một dạng tự kỷ nhẹ), Isaac Newton - nhà vật lý, thiên văn học, nhà triết học, nhà toán học, nhà thần học và nhà giả kim thuật người Anh cũng có nhiều dấu hiệu của một người tự kỷ, Mozart là một nhà soạn nhạc thiên tài, có khả năng sáng tác nhạc khi mới 5 tuổi. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học Mozats mắc nhiều rối loạn thần kinh bao gồm hội chứng Tourette, hội chứng Asperger và hành động như người tự kỷ,…

Nhà khoa học vỹ đại có ảnh hưởng nhất thế giới - Isaac Newton.

… ĐẾN NHỮNG CÂU CHUYỆN PHIM ẢNH ĐƯỢC KHẮC HỌA RÕ NÉT

    Chứng nhân hoàn hảo (Hàn Quốc - 2019).

Chứng nhân hoàn hảo là câu chuyện xoay quanh luật sư So-hoon (Jung Woo-sung) đang bào chữa cho thân chủ bị buộc tội giết người, phải tìm mọi cách để tiếp cận nhân chứng duy nhất Ji-woo (Kim Hyang-gi) - mắc hội chứng tự kỷ, vốn rất nhút nhát và dường như bị ám ảnh sau khi chứng kiến vụ án mạng đêm đó.

Hành trình đi tìm sự thật dường như khó khăn hơn khi nhân chứng Ji-woo bị rất nhiều trở ngại về tâm lý lẫn ngôn ngữ. Song, luật sư So-hoon vẫn kiên nhẫn và tìm mọi cách để tiếp cận cô bé từ việc quan tâm, xin làm bạn cũng như phát hiện ra tài năng thiên bẫm của cô bé.

Trailer “Chứng nhân hoàn hảo”.

Ji-woo bị tự kỷ nhưng lại cực kỳ thông minh và logic. Là một cô bé yêu toán học, các bộ môn tư duy nhạy bén, có khả năng lặp lại chính xác từng từ người khác nói, có thể đặc biệt thuộc lòng rất tốt với những con số, chữ cái, bài hát trên truyền hình, hoặc một chủ đề cụ thể, rất nhạy cảm với tất cả các mùi, âm thanh, ánh sáng và kết cấu,… Sự khéo léo đan xen giữa các đặc tính của trẻ tự kỷ với những tình tiết mấu chốt trong vụ án mạng bảo đảm sẽ khiến khán giả phải rùng mình. Bộ phim hiện đang được công chiếu trên hệ thống rạp toàn quốc.

2. Good Doctor - Bác sĩ nhân ái (Hàn Quốc - 2014).

Là bộ phim truyền hình “bom tấn” về đề tài y khoa của màn ảnh Hàn Quốc 2014, Bác sĩ nhân ái kể về bác sĩ Park Shi On người mắc chứng tự kỷ nhưng lại có trí nhớ của một thiên tài. Shi On luôn bị ám ảnh bởi cái chết của anh trai lúc còn nhỏ nên anh khát khao trở thành một bác sĩ nhi khoa.

Cảm thương số phận Shi On, viện trưởng Choi đã thay thế người cha bạo lực và người mẹ yếu đuối của Shi On nuôi dạy anh trở thành bác sĩ và đưa anh vào thực tập trong một bệnh viện nổi tiếng. Hàng loạt thử thách mang đến từ giáo sư Kim Do Han, âm mưu đen tối phía sau bệnh viện, đến cả tình cảm đặc biệt nảy sinh cùng bác sĩ Yoon Seo…, Shi On vượt qua tất cả để khẳng định bản thân và hiện thực mơ ước của mình.

Phân đoạn nổi tiếng khi Shi On cấp cứu cho đứa trẻ đang nguy cấp.

Bác sĩ nhân ái luôn đứng đầu về tỷ suất người xem khi phát sóng tại “xứ sở kim chi” và xuất sắc mang về giải thưởng Phim truyền hình xuất sắc nhất của điện ảnh Hàn Quốc - Beaksang 2014, giải thưởng PD Hàn Quốc 2014, bộ phim này còn được vinh danh ở hàng loạt hạng mục quan trọng dành cho biên kịch cùng dàn diễn viên chính Joo Won, Moon Chae Won, Joo Sang Wook

3. The Accountant - Mật danh: kế toán (Mỹ - 2016).

Nhân vật chính của The Accountant là Christian Wolff (Ben Affleck) - người mắc hội chứng Asperger bẩm sinh (một dạng tự kỷ nhẹ, sở hữu khả năng cao). Ngay từ nhỏ, anh gặp phải nhiều vấn đề trong giao tiếp, tính khí thất thường. Song, bù lại, nhân vật nắm giữ khả năng vượt trội về tập trung, tư duy logic, đặc biệt là với các con số.

Trailer kịch tính của phim.

Khi lớn lên, Christian trở thành nhân viên kế toán công tại một thị trấn nhỏ. Tuy nhiên, đó chỉ là lớp vỏ bọc của một con người đầy bí ẩn. Công việc chính của anh là quyết toán hồ sơ chứng từ cho các khách hàng có nguồn thu tài chính bất hợp pháp. Nắm trong tay hàng loạt bí mật về dòng tiền đen của các tổ chức tội phạm hay các doanh nghiệp làm ăn phi pháp, Christian Wolff thường xuyên trở thành mục tiêu săn lùng số một của cả kẻ xấu lẫn cơ quan chính phủ.

4. ATARU - Thiên Tài Tự Kỷ (Nhật Bản - 2012).

Trong số những người mắc chứng tự kỷ và thiểu năng trí tuệ, có những nhà bác học thể hiện được tài năng xuất chúng trong một số lĩnh vực như bộ nhớ, biểu diễn âm nhạc, hội họa, tính toán đều vượt xa người bình thường. Ataru (Nakai Masahiro) là một người đàn ông bí ẩn mang hội chứng bác học. Anh có thể suy nghĩ nhanh gấp nhiều lần người bình thường, nhưng việc giao tiếp khó khăn của anh lại khiến họ không thể hiểu được những gì anh nói. Những hành vi của anh cũng khó lý giải và đôi khi gây ra sự hoảng hốt.

Poster phim.

Ataru luôn khám phá, quan sát, phân biệt và suy luận ra những bằng chứng tộc ác mà ngay cả cảnh sát cũng không thể nhận ra, và ngẫu nhiên thốt ra những từ có liên quan đến tên tội phạm và nguyên nhân gây ra, tạo thành chìa khóa mấu chốt để giải quyết những vụ án chưa phá được. Cựu thám tử Ebina Maiko (Kuriyama Chiaki) là người lắp ráp các mảnh ghép từ câu đố mà Ataru đưa cô, nhưng vì kinh nghiệm có hạn nên cô đã khám phá thông qua các gợi ý được cung cấp bởi cựu cấp trên của cô tại Sở Cảnh sát Tokyo, Sawa Shunichi (Kitamura Kazuki).

Nói tóm lại, giả thuyết về người tự kỷ là thiên tài đúng hay không, khó có thể biết chắc. Nhưng ý tưởng một người tự kỷ có thể trở thành một thiên tài được thế giới công nhận là một thông điệp đầy hy vọng và vô cùng nhân văn.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Mỹ

Được quan tâm

Tin mới nhất