Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Những nỗi xấu hổ mang tên 'phản diện' trong phim siêu anh hùng

Bên cạnh số ít những vai phản diện “lừng danh và đáng tự hào”, xứng danh kẻ thù không đội trời chung của các anh hùng thì cũng có vô số những cái tên mà khi nhắc đến chúng ta chỉ biết “lắc đầu cười trừ” .

Một siêu ác nhân thực thụ luôn biết cách nâng cao giá trị của bản thân cũng như là giá trị của kẻ thù của mình. Điều này chính là lí do chúng ta luôn cần phải có một siêu ác nhân vĩ đại - chiếc chìa khóa cốt lõi để tạo nên một bộ phim siêu anh hùng khiến bạn nhớ mãi không quên. Hãy thử nghĩ mà xem chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta tạo ra một nhân vật chính nghĩa quá hoàn hảo với sức mạnh phi thường lại không có nổi một kẻ thù cân sức? Chẳng phải sẽ chẳng còn gì thú vị để xem sao ?

Tuy vậy những “kẻ xấu vô dụng” vẫn xuất hiện nhan nhản, lại còn chiếm tỉ lệ khá cao. Sau đây là những cái gương mặt tiêu biểu cho một thế hệ phản diện thất bại thảm hại trong các bộ phim siêu anh hùng.

Hector Hammond (Green Lantern)

4zAy3

Peter Sarsgaard được biết đến như một diễn viên tài ba với các vai diễn đánh giá cao trong các phim như Shattered Glass, Black Mass,… song thật không may khi anh lại có một người quản lí “không làm được việc”. Người quản lí này đã vô tình khiến sự nghiệp của Sarsgaard xuống dốc khi “giúp” nam diễn viên nhận vai Hector Hammond trong phim Green Lantern (2011). Hector của Sarsgaard có thể nói là tia sáng nhỏ nhoi trong một tác phẩm thất bại. Ngay cả khi Sarsgaard đã cố gắng hoàn thành tốt vai diễn của mình thì Hector Hammond vẫn chỉ là nhân vật dở tệ với lớp trang điểm trông có vẻ kì cục hơn là đáng sợ.

Malekith (Thor: The Dark World)

tumblr_n0n1utSMDE1qkvj6fo2_500 Có lẽ các Doctors trong series Doctor Who rất có duyên với tuyến nhân vật phản diện của Marvel, nhưng khác với Kilgrave (nhân vật phản diện trong series Jessica Jones) của David Tennant rất thành công, Malekith của Christopher Eccleston lại mang nỗi thất vọng toàn diện. Theo nguyên tác truyện tranh Malekith là mối đe dọa lớn đối với Thần sấm Thor và là nhân tố tạo nên một cuộc chiến tranh khốc liệt “siêu cấp vũ trụ”. Song so với những gì khán giả hi vọng và mong đợi thì Malekith trên màn ảnh hoàn toàn không tương xứng.

Trong Thor 2: The Dark World, Malekith của Eccleston chỉ là một nhân vật khá tầm thường. Khản giả không thể hiểu nổi những hành động của nhân vật này cũng như thậm chí khó nhận ra đây chính là Malekith “lừng danh”, tất cả những gì khản giả thấy được chỉ là một kẻ xấu với gương mặt lúc nào cũng cau có kèm với kế hoạch thống trị vũ trụ “mỏng như tờ giấy”. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể đổ hết mọi lỗi lầm lên diễn xuất của Eccleston khi mà kịch bản của bộ phim này thật sự có nhiều vấn đề.

Blackheart (Ghost Rider)

tumblr_nctpxiVgZD1t7og8ro5_500 Điều mà khiến nhiều khán giả băn khoăn nhất trong Ghost Rider có lẽ là: Tại sao một diễn viên tài năng như Wes Bentley lại có một vai diễn kém thành công đến như vậy? Blackheart được biết đến như là phiên bản “con trai quỷ dữ” do hãng truyện Marvel tạo ra để trở thành một trong những nhân vật phản diện của Ghost Rider. Với đề tài mới lạ và độc đáo như vậy, Blackheart thực sự khá thú vị và được giới hâm mộ quan tâm. Nhưng có lẽ vận may không thể tới với nhân vật này, khi màn xuất hiện đầu tiên trên lịch sự điện ảnh của hắn lại trở nên thảm hại hơn bao giờ hết. Blackheart của Wes Bentley với chiếc áo da “dị hợm” không toát lên được hình ảnh của cậu con trai quỷ dữ mà chỉ dừng lại ở mức một cậu học sinh hư hỏng có phong cách thời trang “emo” mà thôi.

Mr. Freeze (Batman & Robin)

4828708-mr+freeze+your+not+sending+me+to+the+cooler Đây quả thực là một bộ phim tệ hại với các nhân vật từ phản diện cho đến chính diện đều tệ hại như nhau, nhưng nổi bật nhất phải kể đến Mr. Freeze của Arnold Schwarzenegger. Không lạnh lùng-băng giá chết người như nguyên tác, Mr. Freeze từ nhân vật phản diện được nhiều người hâm mộ truyện tranh DC yêu thích lại trở thành một nhân vật vô cùng lố bịch với những câu chơi chữ nói đùa nhưng lại chẳng hài hước tí nào. Và khoảnh khắc khiến bạn muốn “giết chính mình” nhất vì đã trót dại coi bộ phim này chính là cảnh Mr. Freeze buộc đồng bọn của mình hát những bài hát Giáng sinh trong khi hắn vừa mang đôi dép hình “gấu bắc cực” nhảy múa lắc lư theo điệu nhạc.

Bullseye (Daredevil 2003)

tumblr_m3ocvgeZII1qd8nujo1_400 Nhìn chung về mặt diễn xuất Colin Farrell đã thực sự lột tả được tính cách của nhân vật phản diện này, tự mãn và thô lỗ hệt như trong những quyển truyện tranh. Nhưng có lẽ điều đáng nói ở đây lại nghiêng về vấn đề thẩm mỹ, sau khi xem Daredevil và nhìn thấy tạo hình cũng như tiền thân của “ác nhân” Bullseye bạn sẽ thực sự nghĩ rằng: “Chắc các nhà làm phim đã chẳng cầm nổi một cuốn truyện tranh lên mà đọc, vì những thứ này hoàn toàn sai bét”. Với cái đầu hói, bông tai vòng cổ và những chiếc quần da chật ních, Bullseye sát thủ nguy hiểm nhất thế giới đã hoàn toàn biến thành một “tay lái motor” thực thụ (tuy có phần hơi ẻo lả). Ngay cả hình xăm trên đầu - một biểu tượng khá hay ho cũng trở nên lố bịch không thể tả nổi. Nhưng công bằng mà nói không những riêng Bullseye mà bản thân bộ phim Daredevil (2003) cũng là một bộ phim kém chất lượng và mờ nhạt.

Harvey “Two-Face” Dent (Batman Forever)

tumblr_nj7qbo2YCZ1rp0vkjo1_500 Trong thế giới truyện tranh DC, Harvey “Two-Face” Dent được biết đến và yêu thích bởi sự phức tạp và mâu thuẫn của nhân vật này. Từ một luật sư cao quý của thành phố Gotham, Harvey Dent sau khi gặp tai nạn và bị biến dạng đã bước chân vào con đường tội phạm với hai nửa mặt hoàn toàn khác nhau, kèm theo sự thay đổi phức tạp về nhân cách. Với tất cả những điều trên, Two-Face trong truyện tranh xứng đáng trở thành kẻ phản diện thú vị khi hội đủ chiều sâu về trí tuệ cũng như nội tâm, nhưng, sự thực ngược lại và vô cùng phũ phàng đối với số phận của hắn trên màn ảnh rộng. Harvey “Two-Face” Dent do Tommy Lee Jone thủ vai đã trở thành một hình tượng thất bại hoàn toàn. Việc không nắm bắt và am hiểu nhân vật của nam diễn viên đã khiến Two-Face của Jone giống như “phiên bản lỗi” của Joker .

Doctor Doom (Fantastic Four 2015)

giphy Nếu như ở bản cũ, nhân vật phản diện này đã khiến bạn cực kì “chán nản” thì phiên bản này sẽ cho bạn thấy trên đời này những thứ “chán hơn” sẽ liên tục xuất hiện. Được biết đến như một trong những bộ phim tệ hại nhất 2015, Fantastic Four từ cốt truyện tới tuyến nhân vật đúng là không thể “khen vào đâu được”, với những trục trặc xuất hiện ngay từ lúc bắt đầu. Nạn nhân lớn nhất của những trục trặc này có lẽ chính là Doctor Doom (do Toby Kebbell thủ vai) - nhân vật phản diện chính. Nhờ vào các nhà làm phim “đại tài” của Fantastic Four 2015 mà cốt truyện về nhân vật Victor von Doom luôn thiếu đầu thiếu đuôi, khiến cho những hành động của nhân vật này trở nên vô lý hơn bao giờ hết.

Enchantress (Suicide Squad)

en Enchantress trong Suicide Squad được đặt vào một tình huống khá hay ho, đó chính là phản diện của những kẻ phản diện. Ở Enchantress hội tụ đủ nào là tham muốn quyền lực, sức mạnh tàn phá kinh khủng mà mọi kẻ ác nhân cần có. Song cô cũng làm những điều mà không phải kẻ phản diện “chân chính” nào cũng dám làm như: Vừa tàn phá thế giới, vừa uốn éo nhảy múa vừa hôn luôn nạn nhân. Thậm chí cô nàng còn “nhây” tới độ tự cosplay thành ma nữ Diana (Light Outs) nhảy tới nhảy lui đánh tay đôi với kẻ thù thay vì “một đòn chết sạch” như cô làm ở gần cuối trận. Tuy vậy, các fan khẳng định Enchantress của Cara Delevingne không đến nỗi đáng chê mà còn có phần… đáng yêu với vẻ xinh đẹp và phong cách thời trang độc đáo. Cộng thêm việc sau khi bị nhóm Suicide Squad đánh “hội đồng”, cô chống trả yếu ớt và “xin được chết” thì phiên bản Enchantress trên màn ảnh rộng này xứng đáng mang danh hiệu phản diện “bánh bèo” nhất năm.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Phương Vy

Được quan tâm

Tin mới nhất