Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian

Mỗi nhân vật một câu chuyện, có người thì vướng phải hợp đồng hôn nhân, có người lại may mắn thành đôi cùng thanh mai trúc mã. Hãy cùng điểm danh qua những motif tình cảm kinh điển trong các bộ phim truyền hình nhé!

Trên thế giới, hàng triệu bộ phim truyền hình được phát sóng mỗi năm, phục vụ nhu cầu giải trí của hàng tỉ người. Một đám cưới viên mãn là tình tiết mà bất kì bộ phim truyền hình nào cũng có. Nhưng con đường đi đến lễ kết hôn ấy của các cặp đôi liệu có trải đầy hoa hồng hay đầy chông gai? Mỗi nhân vật một câu chuyện, có người thì vướng phải hợp đồng hôn nhân, có người lại may mắn thành đôi cùng thanh mai trúc mã. Hãy cùng điểm danh qua những motif hôn nhân kinh điển trong các bộ phim truyền hình nhé! 

1. Đôi bên sống chung một mái nhà

Ông bà ta có câu “nam nữ thụ thụ bất tương thân”, tức nam nữ trước khi thành thân thì không nên gần gũi nhau. Song, trong những bộ phim truyền hình, đặc biệt là phim Hoa ngữ, các biên kịch dường như rất yêu thích việc tạo tình huống éo le để ép hai nhân vật chính phải sống chung một mái nhà, từ đó thúc đẩy mối quan hệ tình cảm giữa hai người để đi đến cái kết viên mãn. 

Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 1
Hàn Thất Lục (Lý Hoành Nghị) và An Sơ Hạ (Hình Phi) trong "Thiếu gia ác ma đừng hôn tôi" (Master Devil Do Not Kiss Me).
Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 2
Cố Vị Dịch (Lâm Nhất) và Tư Đồ Mạt (Hình Phi) buộc trở thành bạn cùng nhà của nhau bởi kế hoạch ghép đôi của các bậc phụ huynh trong "Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta" (Put Your Head On My Shoulder)
Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 3
Nhiếp ảnh gia Seo Jun (Jang Geun Suk) và cô thợ làm vườn Jung Hana (YoonA) sống chung một mái nhà trong "Love Rain"
Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 4
"It's Okay, That's Love": Bác sĩ Ji Haesoo (Gong Hyo Jin) cần cho thuê phòng và anh nhà văn lãng tử Jang Jaeyeol (Jo In Sung) đã gõ cửa.
Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 5
Siêu sao Hwang Taekyung (Jang Geun Suk) và thành viên ban nhạc mới Go Minam (Park Shin Hye) sống cùng nhau ở ký túc xá A.N.JELL trong "You're Beautiful".

2. Hợp đồng hôn nhân

Một trong những tình tiết kinh điển của phim tình cảm xứ Kim Chi chính là hợp đồng hôn nhân. Nam tài tử Kang Dong Won và cô giáo tinh nghịch Kim Jung Hwa trong Something About 1% là những cái tên tiêu biểu đã đi tiên phong cho trào lưu “cưới trước, yêu sau” của màn ảnh Hàn. Chỉ với một tờ giấy A4, mọi vấn đề trong cuộc sống của các nhân vật đều được giải quyết ngay và lập tức. Tuy nhiên, những nỗi phiền phức, những trận cãi vả cũng từ ấy mà đổ ập đến nhiều hơn khi hai nhân vật phải cùng nhau che đậy bí mật về bản hợp đồng.

Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 6
Chủ tịch Lee Jae In (Kang Dong Won) và cô giáo Kim Dahyun (Kim Jung Hwa) trong "Something About 1%".
Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 7
"Full House", một huyền thoại của motif hợp đồng hôn nhân với sự tham gia diễn xuất của nam thần Bi Rain và minh tinh Song Hye Kyo
Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 8
"Prime Minister And I", hợp đồng hôn nhân éo le giữa ngài Thủ tướng Kwon Yul (Lee Bum Soo) và cô phóng viên đầy phiền phức Nam Dajung (YoonA)

Xem thêm: Kim Seon Ho 'bỏ rơi' Shin Min Ah để hẹn hò với cô nàng nhà bên Yoona (SNSD) trong phim mới

3. Đồng tiền liệu có mua được hạnh phúc?

Khi cuộc sống của bạn trở nên thiếu thốn về vật chất, bạn đang dần kiệt sức với công cuộc tìm kiếm miếng cơm manh áo, hãy cưới một phú ông hoặc phú bà và toàn bộ vấn đề của bạn sẽ được giải quyết. Đó chính là cách mà cô nàng Vân Thư (Từ Nhược Hàm) đã áp dụng để thoát khỏi cảnh túng quẫn trong bộ phim Quý ông hoàn hảo và cô nàng tạm được (Perfect And Casual)

Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 9
Vân Thư (Tư Nhược Hàm) và "Quý ông hoàn hảo" Chương Tư Niên (Ngụy Triết Minh)
Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 10
Anh chàng IT "ngố tàu" Nam Sehee (Lee Min Ki) và cô nhà văn Yoon Jiho (Jung So Min) trong 
"Because This Is My First Life" đã ký vào hợp đồng hôn nhân nhằm cắt giảm tiền thuê nhà và làm hài lòng các bậc phụ huynh.
Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 11
Hai cô cậu sinh viên Do Yoonsoo (Kim Geon Won) và Chan In Young (Jo Soo Min) trong web drama "Ending Again" cũng đã lập bản hợp đồng hôn nhân để cắt giảm tiền thuê nhà.
Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 12
"Marriage Contract": Sau khi được chẩn đoán mắc căn bệnh u não, người mẹ đơn thân Kang Hyesoo (Uee) đã đồng ý bước vào cuộc hôn nhân với Han Jihoon (Lee Seo Jin) nhằm có được khoản tiền cho con gái trang trải cuộc sống sau khi cô mất.

4. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, khi quyền tự do của con người được đề cao, chúng ta rất hiếm khi bắt gặp những bộ phim có tình tiết cha mẹ thay con quyết định chuyện hôn nhân. Hầu hết các bậc phụ huynh chỉ giúp con mình thuận lợi hơn trên con đường tình duyên bằng cách sắp xếp những buổi xem mắt nhưng đều có kết quả thất bại thảm hại. Song, những bộ phim cổ trang lại phản ánh rất chính xác câu thành ngữ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” qua việc lựa chọn phi tần cho vua hay bán con gái cho một nhà quyền quý nào đó.

Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 13
Đối với motif "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó", hầu hết các chuyện tình đều rất trắc trở như Lee Hwon (Kim Soo Hyun) và Heo Yeonwoo (Han Ga In) trong "The Moon Embracing The Sun".
Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 14
Hoàng hậu Đáp Nạp Thất Lý (Baek Jin Hee) trong "Empress Ki" đã nhận kết cục đau đớn khi được gả cho Nguyên Huệ Tông (Ji Chang Wook) nhưng trái tim của Hoàng đế thì chỉ hướng đến phi tần Ki Seungnyang (Ha Ji Won).
Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 15
Thẩm Trân Châu (Cảnh Điềm) và Quảng Bình Vương (Nhậm Gia Luân) trong "Đại Đường vinh diệu" (The Glory of Tang Dynasty) cũng đã gặp không ít khó khăn với tư tưởng "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" khi Quảng Bình Vương chỉ muốn yêu thương một Thẩm Trân Châu nhưng hoàng tộc lại muốn chàng nạp thêm thê thiếp để củng cố địa vị.
Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 16
Không chỉ có ở các bộ phim cổ trang mà ở những bộ phim hiện đại như "The Heirs", việc lập hôn ước cho con của các bậc cha mẹ cũng đã gây cản trở rất nhiều cho chuyện tình của Kim Tan (Lee Min Ho) và Cha Eunsang (Park Shin Hye)
Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 17
Một trường hợp "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" mà vẫn có kết cục viên mãn chính là Thái tử Lee Shin (Joo Ji Hoon) và Shin Chaekyung (Yoon Eun Hye) trong "Goong".

5. Định mệnh dẫn lối

Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 18
"Những cặp đôi đang nắm tay nhau, tôi chỉ muốn các bạn biết rằng số phận đã sắp đặt để hai người gặp được nhau." – phim "2gether".

Theo thần thoại Hy Lạp, con người khi xưa vốn dĩ được tạo ra gồm bốn tay, bốn chân và hai đầu. Lo lắng rằng loài người sẽ trở nên quá ngạo mạn và lật đổ Olympus, thần Zeus đã chia đôi mỗi người và giao cho họ một nhiệm vụ, đó là dành cả đời để đi tìm nửa còn lại. Vậy bạn đã gặp được một nửa của mình chưa? Hay bạn vẫn đang chờ đợi thanh mai trúc mã thất lạc của mình trở lại?

Trong I Told Sunset About You, chúng ta có cậu chàng Teh (Billkin) và Oh -aew (Krit Amnuaydechkorn) gặp nhau ở trường cấp 2 nhưng lại xa nhau sau một trận ẩu đả. Ấy thế mà số trời đã định, hai người đi trên hai con đường song song rốt cuộc lại có thể nhau sau bao muôn trùng khó khăn. 

Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 19
Teh (Billkin) và  Oh-aew (Krit Amnuaydechkorn) trong "I Told Sunset About You".

Cô thư ký tháo vát Kim Minso (Park Min Young) và anh phó chủ tịch mắc bệnh tự luyến Lee Youngjoon (Park Seo Joon) trong What Is Wrong with Secretary Kim đã từng là một đôi thanh mai trúc mã. Trước giây phút chia lìa, Kim Minso 5 tuổi đã cầu hôn Lee Youngjoon 9 tuổi. Tưởng chừng như cái ngoéo tay của hai đứa trẻ chỉ là trò đùa ngô nghê, thế nhưng Kim Minso và Lee Youngjoon đều đã thực hiện lời hứa năm xưa ấy khi hai người một lần nữa tìm thấy nhau.  

Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 20
Kim Minso (Park Min Young) và Lee Youngjoon (Park Seo Joon) trong "What Is Wrong with Secretary Kim"
Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 21
Oh Dongbaek (Gong Hyo Jin) và Hwang Yongsik (Kang Ha Neul) trong "When The Camellia Blooms" tưởng chừng như chỉ chạm mặt nhau lần đầu tiên ở Ongsan nhưng họ đã gặp nhau từ lúc Dongbaek chỉ còn là một đứa trẻ còn Yongsik thì vẫn ở trong bụng mẹ.

6. Khi tình yêu vượt thời gian

Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 22
“Một người thà say mèm trong vườn hoa đào mười dặm để quên hết quá khứ, một người nặng tình ba đời ba kiếp để mòn mỏi đợi chờ.” – "Tam sinh tam thế: Thập lý đào hoa".

Ông bà ta có câu “Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng”, tức nếu có duyên ắt sẽ tái ngộ. Nếu bạn có duyên gặp một ai đó ở kiếp trước nhưng không thể trả hết ân tình cho họ thì chắc chắn ở kiếp này, bạn và người đó sẽ gặp lại nhau. Các cặp đôi trong phim truyền hình cũng vậy. Han Sejoo (Yoo Ah In) và Jeon Seol (Im Soo Jung) trong Chicago Typewriter đã gặp nhau vào thời Triều Tiên bị Nhật chiếm đóng nhưng không thể hoàn thành tâm nguyện ở bên nhau. 80 năm trôi qua, vũ trụ một lần nữa sắp đặt cuộc hội ngộ của họ giữa lòng Seoul hiện đại, giúp cả hai cùng nối lại đoạn dây tơ hồng. 

Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 23
Han Sejoo (Yoo Ah In) và Jeon Seol (Im Soo Jung) trong "Chicago Typewriter".

Motif tình yêu xuyên kiếp người thường được áp dụng trong các phim Hoa ngữ thể loại tiên hiệp, kỳ ảo như Tam sinh tam thế: Thập lý đào hoa hay Hương mật tựa khói sương.

Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 24
Cẩm Mịch (Dương Tử) và Húc Phượng (Đặng Luân) trong "Hương mật tựa khói sương".
Motif yêu đương kinh điển ở phim ngôn tình châu Á: Từ cưới trước yêu sau đến chuyện tình vượt thời gian Ảnh 25
Người ngoài hành tinh Do Minjoon (Kim Soo Hyun) và minh tinh Cheon Songyi (Jeon Ji Hyun) trong "You Who Came From The Stars" đã gặp nhau ở kiếp trước của Cheon Songyi và câu chuyện tình đã được viết tiếp ở 500 năm sau.

Xem thêm: 'Hometown Cha Cha Cha' tập 6: Shin Min Ah và Kim Seon Ho bật chế độ 'xanh lá' vì một nụ hôn

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Anh Quân - CTV

Được quan tâm

Tin mới nhất
Gian nan nuôi dạy cầu thủ của bầu Đức
Tại sao iPhone 17 Air không nên đắt hơn iPhone 17 Pro?