Phim Ảnh

Một vài dấu ấn cột mốc trên cuộc hành trình 10 năm Marvel vững mạnh (Phần 1)

Rika
Chia sẻ

Trước "Avengers: Infinity War" đã có rất nhiều những sản phẩm khác, những dòng phim tiên phong được Marvel thực hiện tạo nên dấu ấn. Từ đó tên tuổi của MCU trong giới phim ảnh càng được khẳng định. Nhân kỷ niệm 10 hành trình vẻ vang mang tên MCU, hãy cùng điểm qua một số dấu ấn ấy nhé!

Dấu ấn khởi thủy

Vào năm 1986, bộ truyện tranh bảy phần, Born Again, được họa sĩ Frank Miller sáng tác cho Daredevil kể về sự phản bội và cứu rỗi con người đã mở ra một kỷ nguyên mới cho giới yêu truyện tranh nói riêng cũng như giới cuồng các nhân vật siêu anh hùng nói chung. Dù xu hướng truyện tranh của Miller trong thời gian gần đây đã gây ra không ít tranh cãi, song vẫn không thể phủ nhận công sức của ông với những bước tiến đột phá vào những năm tám mươi, mà Born Again là một điển hình. Khi Born Again gần đến hồi kết, Daredevil đã phải chiến đấu với một kẻ ác tên Nuke, người sở hữu sức mạnh khủng khiếp hơn tất cả các siêu anh hùng cộng lại bao gồm những người “máu mặt” nhất của Biệt đội siêu anh hùng (Avengers) như Captain America, Iron ManThor.

Họa sĩ David Mazzucchelli đã vẽ ba vị anh hùng ấy trong trang phục thần thoại: Captain America ôm một đứa trẻ bị thương trong tay, Thor hiên ngang trước cơn bão mà anh đã triệu hồi và Iron Man tựa như một tượng đài hùng dũng, khiến Daredevil phải quay đầu lùi bước. Họ có sức mạnh của bậc thần thánh — những vị thần vĩ đại giữa chốn các anh hùng đường phố như Daredevil. Từ một hình tượng kinh điển, bộ ba Cap-Thor-Iron đã khiến chúng trở nên đầy màu sắc mới mẻ nhưng cũng không kém phần bá đạo.

Sơ lược là vậy, quay trở lại chủ đề chính của chúng ta, phần phim thứ mười chín của MCU, Infinity War. Là bộ phim đánh dấu cột mốc kỷ niệm mười năm MCU, song có vẻ Avengers: Infinity War không nhận được phản hồi khả quan như mong đợi. Sau sự khởi đầu của loạt phim kinh điển như Iron Man, Thor và Captain America: The First Avenger, câu chuyện Marvel ấp ủ bấy lâu tiếp tục được kể bằng một giọng kể có phần hùng hồn, bi tráng hơn trong Infinity War. Câu chuyện về trận chiến này có thể xem như một câu chuyện về sự ngoan cường, bất khuất của các siêu anh hùng vì sự sống còn mong manh trên địa cầu. Không dừng lại ở đó, những kẻ thuộc phe phản diện trong Cuộc chiến Vô cực ngày càng được nâng cấp, thần thánh hóa hơn trước, ví như tên Thanos ngoài hành tinh. Hắn được biên kịch ưu ái khi cho sở hữu một sức mạnh kinh khủng đến mức có thể quét sạch cả Ngân hà. Infinity War hứa hẹn sẽ để lại một cái kết đáng nhớ. Ngoài mục đích kỷ niệm mười năm của hãng, cái kết này chính là điểm mở đầu cho những trang sử mới tươi tắn hơn của đại gia đình anh hùng. Bộ phim được đánh giá như một công cụ sắp xếp lại trật tự của dòng phim vốn đã quá quen thuộc bấy lâu.

Chính nhờ những viên gạch nền móng như Born Again, các phần phim debut Iron Man, Captain America, Thor đã góp phần đưa Marvel đến vị trí danh vọng của hôm nay. Sự trưởng thành của MCU được thể hiện rõ nét không chỉ ở những tác phẩm sau năm 2008, hiện tại có Avengers 3: Infinity War, mà cả ở những bước đi chiến lược trong tương lai nữa.

Dấu ấn sấm rền

Có lẽ những chi tiết thể hiện sự thay đổi chóng mặt của Marvel trong mười năm qua thể hiện rõ nhất qua dòng phim Thor. Phần đầu tiên được chỉ đạo diễn xuất bởi Kenneth Branagh vào năm 2011, là bản chuyển thể từ bộ truyện tranh cùng tên (phát hành vào khoảng thập niên 60). Thor được giữ nguyên vẹn cốt truyện gốc từ thần thoại Bắc Âu, với nhân vật chính là vị thần Norse (Chris Hemsworth) được người cha cao quý Odin (Anthony Hopkins) chỉ dạy về tinh thần trách nhiệm. Dòng máu chính nghĩa chảy trong anh không cho phép sự giả dối, gian trá được tồn tại. Đó cũng chính là lý do anh luôn phải đối đầu với người em ngỗ nghịch - vị thần Lọc Lừa Loki (Tom Hiddleston). Song, phần ba của dòng phim ra mắt vào năm 2017, Thor: Ragnarok, đã tạo nên bước đột phá bất ngờ, bên cạnh một Thor rất dí dỏm, duyên dáng thì chi tiết đằng sau tiểu sử nhân vật Odin cũng là điểm đáng chú ý. Có vẻ như Odin được khắc họa như một vị thần sa ngã, ông thú nhận với đứa con trai yêu quý của mình rằng ông chính là một kẻ xâm lăng tồi tệ, sẵn sàng phản bội và trục xuất cô con gái yêu quý, Hela (Cate Blanchett).

Một trong những cảnh quan trọng nhưng không kém phần tinh tế của Ragnarok đó chính là khoảnh khắc trần nhà được sơn vẽ cầu kì trong cung điện Asgardian của Odin bị phá vỡ, để lộ một bức tranh về cuộc chinh chiến đẫm máu. Chi tiết nhỏ này đã làm rõ cho nguyên nhân dẫn đến những cuộc xâm chiếm thuộc địa và hơn hết, nó dẫn khán giả đến một sự thật phũ phàng rằng xuất thân của Thor không cho thấy anh là một vị anh hùng. Ragnarok còn là bức phù điêu sinh động khắc họa sắc nét sự sụp đổ của Asgard, kết thúc bằng việc Thor nhận thấy ý nghĩa thật sự của sức mạnh phải đến từ nội lực bên trong chứ không hẳn phải đến từ dòng máu danh phận đang chảy trong mình.

Khi Ragnarok kết thúc cũng là lúc Thor phải bước vào một cuộc chiến mới, cuộc chiến Vô cực. Tại đây chúng ta dễ dàng nhận ra trên người Thor đầy những vết thương, điển hình là một mắt bị chém mù. Tất cả đều do hậu quả nặng nề mà ngày tận thế Ragnarok để lại, có thể xem như một dạng tàn tích chiến tranh. Nhiều ý kiến cho rằng phần phim thứ ba của team Thor là một bước đệm tuyệt vời cho sự ra mắt của Infinity War.

Trailer phim Avengers 3.

Chia sẻ

Bài viết

Rika

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất