Dù Sony và Marvel Studios đã rất cố gắng để biến phiên bản Spider-Man của Tom Holland trở thành huyền thoại và tránh được kết cục mà loạt phim The Amazing Spider-Man từng gặp phải, có vẻ như vấn đề liên quan đến nhân vật phản diện đã khiến họ trật bánh và rất có thể gặp kết cục giống với hai loạt phim tiền nhiệm trước đây. Trước đây, loạt phim về Spider-Man của cả Sam Raimi và Marc Webb đều bị tụt lùi vì có sự xuất hiện của quá nhiều nhân vật phản diện chỉ để phục vụ cho mục đích của hãng phim hoặc để tạo ra Spider-Verse.
Cụ thể hơn, Spider-Man 3 và The Amazing Spider-Man 2 đều khiến cho khán giả bị phân tán sự chú ý khi thưởng thức bộ phim vì có sự xuất hiện của quá nhiều nhân vật. Và mới đây, việc đưa Electro vào Spider-Man 3 do Jon Watts đạo diễn, MCU có thể sẽ đi vào vết xe đổ của quá khứ. Ngay cả khi không thêm một nhân vật phản diện hoàn toàn mới, bộ phim đã có ba nhân vật phản diện để thu hút sự chú ý.
Giả sử Electro chỉ được đưa vào đoạn after-credit để nhá hàng cho Spider-Verse, phần phim Spider-Man thứ ba do Tom Holland thủ vai chính đã có ba nhân vật phản diện khác nhau là J Jonah Jameson, Scorpion và tất nhiên, Electro. Dù JJJ là một nhân vật không hẳn là phản diện, thế nhưng, anh có thể bị thế lực lớn hơn phía sau lợi dụng, ví dụ như Norman Osborn hoặc Kingpin. Để đưa hết các nhân vật trên vào một phim, MCU sẽ phải dùng rất nhiều sức lực để cân bằng và đó là điều mà Sony đã thất bại trước đây.
Tạm bỏ qua sự xuất hiện của nhân vật phản diện mới, việc Peter Parker đối phó với việc bị Mysterio tiết lộ danh tính ở cuối Far From Home cũng đã là một vấn đề khá nan giải và tốn nhiều thời gian để giải quyết. Trước đây, việc khăng khăng đưa Venom vào Spider-Man 3 của Sam Raimi đã dẫn đến sự sụp để của cả một vũ trụ. Và The Amazing Spider-Man 2 cũng gặp phải vấn đề tương tự - tất nhiên như khán giả đều biết, thương hiệu phim này bị đóng băng vĩnh viễn sau hai phần.
Hãy cùng chờ xem liệu MCU có thể vượt qua được những trở ngại mà Sony đã từng gặp trước đây không nhé.