Thế giới của Naruto có rất nhiều nhẫn thuật, từ 1 loại nhẫn thuật lại có hàng sa số chiêu thức. Có thể có hàng chục nhẫn thuật cho mỗi hệ nguyên tố, hay từ nhẫn thuật này lại trở thành tiền đề để sáng tạo nên những nhẫn thuật khác.
Sự đa dạng ấy làm phong phú thêm kho tàng chiêu thức cho anime-manga Naruto, và ngày hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về 1 trong các loại thuật phổ biến nhất, đó là phân thân.
1. Phân thân chi thuật (Bunshin no Jutsu)
Phân thân chi thuật là một nhẫn thuật tạo ra bản sao ảo ảnh cơ thể riêng của người dùng, tức không phải là cơ thể thực thể. Vì bản thân phân thân không có năng lực để tấn công, vậy nên vai trò của chúng chủ yếu là để làm phân tâm hoặc đánh lừa kẻ địch. Vì thế, chiêu này chủ yếu được dùng trong việc kết hợp với các nhẫn thuật khác. Thủ ấn của chiêu này là Dần – Hợi – Sửu – Tuất.
Theo như phần đầu của Naruto, Phân Thân Chi Thuật là thuật cơ bản cấp E dùng để áp dụng vào bài thi tốt nghiệp, tức phải vận dụng tốt nó mới có thể trở thành Genin. Tuy là một kĩ thuật cơ bản, nhưng phụ thuộc vào sự khéo léo của người dùng mà nó có thể được dùng một cách hiệu quả.
Tùy và “chất” của người thi triển, phân thân có thể không tiêu tan khi nó va chạm thứ gì đó. Tuy nhiên điều này không phổ biến lắm. Đôi khi, phân thân không chỉ bị tan biến khi va vào vật rắn, mà còn có thể bị tan biến ngay khi chúng “va” phải 1 nguồn xung lực charka rất lớn nào đó.
Các phân thân có thể dễ dàng bị phân biệt bởi người có Nhãn thuật. Một người với mắt thường cũng thể phân biệt phân thân với bản thể, vì phân thân không có bóng và sẽ không làm hỏng khu vực xung quanh chúng khi di chuyển (tức là sẽ không làm bụi bay lên, giẫm nát cỏ,…).
Có một chi tiết thú vị khác, đó là Naruto và Rock Lee đã không cần thực hiện thuật này để tốt nghiệp. Ở hồi đầu, do khả năng vận chakra có trục trặc nên những phân thân của Naruto đều là “hỏng”, “lỗi”, nhưng cậu lại có thể tốt nghiệp được nhờ thực hiện thành công Taju Kage Bunshin no Jutsu.
2. Kage Bunshin no Jutsu (Ảnh thân phân chi thuật)
Khác với Bunshin no Jutsu thì Kage Bunshin no Jutsu có kỹ thuật và cấp độ cao hơn nhiều (cấp B). Với nhẫn thuật này, người dùng sẽ tạo ra một hoặc nhiều phân thân của chính mình. Tuy nhiều điều khác biệt lớn nhất ở đây là trong khi phân thân bình thường (không tác động được lên các thực thể) thì Ảnh phân thân hoàn toàn có thể tác động đến các vật, người khác, tựa như 1 cơ thể sống thực sự.
Khi thi triển mỗi phân thân được chia với một lượng chakra bằng nhau cho nên có thể qua mắt hoàn toàn Byakugan (Bạch nhãn). Mỗi phân thân được liên kết với nhau bởi sợi chakra rất nhỏ và sức chịu đựng của chúng tùy vào người thi triển. Một điều hay khác là những phân thân gần như liên kết chặt chẽ với bản thể, vậy nên bản thể có thể sử dụng năng lực này để tự mình quan sát tình hình chiến trường, hoặc tăng tốc độ học hỏi nhanh gấp nhiều lần so với bình thường.
Tuy nhiên, hạn chế của thuật này là tốn rất nhiều chakra, cho nên chỉ những người có lượng lớn chakra và điều chỉnh chakra tốt mới có thể thuần thục được nhẫn thuật này.
3. Taju Kage Bunshin no Jutsu (Đa Trọng Ảnh Phân Thân Chi Thuật)
Taju Kage Bunshin no Jutsu là một nhẫn thuật cấp A, là cấp độ cao hơn của Kage Bunshin no Jutsu. Lúc này, thay vì chỉ tạo ra vài phân thân thì nhẫn thuật này tạo ra vài trăm phân thân và có thể hơn nữa. Tuy nhiên, khi thi triển thì mỗi phân thân sẽ được chia với một lượng chakra bằng nhau. Vậy nên, với số lượng quá lớn thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người sử dụng, vì thế mà chiêu thức này được liệt vào danh sách Cấm Thuật.
Trong Nhẫn giới, không có mấy ai có thể sử dụng nhẫn thuật này vì lượng chakra khổng lồ mà nó tiêu thụ, tuy nhiên nó lại không phải vấn đề của Naruto với lượng chakra kinh khủng trong người mình (được thừa hưởng dòng máu Uzumaki và Cửu Vĩ trong người) nên Naruto rất dễ dàng thi triển được nhẫn thuật .
Đây là một nhẫn thuật rất hữu ích trong tấn công cũng như luyện tập. Nhược điểm của nó là rất tốn chakra, và nếu phân thân có ảnh hưởng như hóa thành Vĩ Thú (Vĩ thú có xu hướng rút chakra của Jinchuuriki khi họ rút chakra của chúng), hay biến thành cóc đá khi luyện Tiên thuật thì bản thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
4. Raiton: Kage Bunshin no Jutsu (Lôi Phân Thân Chi Thuật)
Đây vốn là 1 phiên bản nhẫn thuật cấp A, là Kage Bushin no Jutsu được truyền 1 lượng chakra hệ Lôi vào trong. Năng lực của nó hoàn toàn giống với nhẫn thuật gốc, nhưng khác ở điểm rằng khi nó bị thương, nó sẽ trở thành trạng thái sét tự nhiên và giật bất cứ thứ gì chạm phải.
Bên cạnh đó, nó cũng không thể gửi lại chakra về cho người dùng, bởi nó đã phân tán nguồn năng lượng đó thành sét ra ngoài môi trường rồi.
5. Tự bộc phân thân (Jibaku Bunshin)
Tự bộc phân thân là 1 chiêu thức phân thân thuộc Bộc độn. Sau khi tạo ra một ảnh phân thân, nó sẽ được cho ăn một ít đất sét nổ và phát nổ, làm thành kế nghi binh giúp người sử dụng tẩu thoát. Bằng cách tuyên bố “đánh bom tự sát”, Deidara khiến sự cảnh giác của đối phương lập tức nâng lên và nhân cơ hội đó, anh ta có thể hoán đổi chính mình với một phân thân ảnh.
Vụ nổ do phân thân này tạo ra đủ mạnh để phá hủy cả một khu rừng. Kĩ thuật này đòi hỏi phải thành thạo khi sử dụng các thủ thuật trong lời nói; và với mục đích là dùng “nghệ thuật” để chơi đùa với đối thủ thì mới có thể đánh lừa họ.
6. Bunshin Daibakuha (Đại Bộc Phân Thân)
Khác với phiên bản phân thân thông thường, Bunshin Daibakuha vốn tạo ra nhằm để công kích trực tiếp đối phương. Nếu đối thủ không nhận ra được bản chất của thuật này thông qua động tác kết ấn của người dùng, họ sẽ cố gắng tấn công nó và sau 1 khoảng thời gian, phân thân này sẽ phát nổ.
Chính vì lượng sát thương cùng độ nguy hiểm, mà đây được coi như 1 nhẫn thuật có đẳng cấp hạng A.
7. Doton: Kage Bunshin (Thổ Phân Thân)
Đây vốn là 1 phiên bản Kage Bushin no Jutsu được truyền 1 lượng chakra hệ Thổ vào trong, khiến nó được cấu thành từ bùn đất. Năng lực của nó hoàn toàn giống với nhẫn thuật gốc, nhưng cao cấp hơn ở chỗ là có thể tự cải tổ sau khi bị đánh trúng thay vì biến mất.
Phiên bản biến thể của thuật này là Bunshin Torappu, với mục đích sử dụng là hạn chế cử động của đối thủ. Khi địch tấn công, người dùng sẽ nhanh tay tạo ra 1 phân thân bằng bùn đất để thế đòn. Phân thân này ngay sau đó sẽ trở về hình dạng bùn đất rồi cứng lại, khiến họ không thể rút tay ra. Trong Boruto, thuật này có thể truyền cả Nguyền Ấn vào cơ thể của đối phương.
8. Harem no Jutsu
Harem no Jutsu vốn là 1 nhẫn thuật… cấp A, kết hợp giữa Kage Bushin no Jutsu và Se*y no Jutsu nhằm tạo ra những phiên bản ảnh phân thân nữ giới khỏa thân, chế ngự đối phương bằng sự tà dâm trong đầu họ. Nhờ chiêu này, Naruto có thể đánh bại cả Ebisu lẫn Hokage Đệ Tam. Về cơ bản thì, đây là chiêu đánh lạc hướng hiệu quả nhất trong số những thuật mà thế giới ninja sáng tạo ra.
Phiên bản đảo ngược của chiêu này gọi là Oiroke Gyaku Harem no Jutsu, tạo ra những phiên bản… trai đẹp thay vì mĩ nữ như phiên bản gốc. Naruto từng dùng thuật này để đối phó với Otsutsuki Kaguya.
9. Jinjuu Kongou Henge – Santourou (Nghi Thú Hỗn Hợp Biến Hóa – Tam Đầu Lang)
Sau khi tạo ra 1 ảnh phân thân nhờ Kage Bushin no Jutsu, người dùng sẽ hợp nhất với ảnh phân thân này cùng chó ninja để tạo thành 1 con chó 3 đầu khổng lồ, với sức mạnh hủy diệt phi thường.
Vì thế, đây vốn là nhẫn thuật độc quyền của gia tộc Inazuka.
10. Shuriken Kage Bunshin no Jutsu (Thủ Lý Kiếm Ảnh Phân Thân Chi Thuật)
Đây vốn là nhẫn thuật được sáng tạo bởi Bậc thầy nhẫn thuật Hokage Đệ Tam – Sarutobi Hiruzen. Sau khi phóng 1 chiếc shuriken, ông sẽ phân thân nó thành hàng ngàn chiếc shuriken bay thẳng đến cơ thể địch nhân từ mọi hướng.
Về cơ bản thì đây là 1 nhẫn thuật cấp A, vì việc tạo ra hàng trăm, hàng ngàn ảnh phân thân của 1 vật thể vô cơ thay vì hữu cơ từ xa rồi điều khiển quỹ đạo của chúng là 1 chuyện vô cùng khó. Trong Naruto Shippuden The Movie: The Lost Tower, Namikaze Minato đã dùng thuật này để nhân đôi những chiếc kunai Phi Lôi Thần cùa ông. Trong anime, Sarutobi Hiruzen, Naruto (trong series Boruto) lẫn Orochimaru đều từng sử dụng thuật này.
Thủ ấn của chiêu thức này là Sửu – Tuất – Thìn – Tý – Tuất – Hợi – Tỵ – Dần.