Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

Vàng có thực sự là Vàng?

Nhìn vào danh sách phim tham gia "Cánh Diều Vàng 2015", không khỏi ngạc nhiên những "Vàng" thực sự của điện ảnh Việt đâu và vì sao họ lại không đến "Ngày hội thường niên" này.

“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” sẽ lại “đại thắng”?

Sẽ không ngạc nhiên nếu bộ phim liên kết giữa nhà nước và tư nhân này lại một lần nữa được xướng tên ở những hạng mục giải thưởng quan trọng nhất của Cánh Diều Vàng tối nay. So với 17 phim còn lại, “Tôi thấy hoa vàng cỏ xanh” thực sự nổi bật về mọi mặt. Từ ngôn ngữ điện ảnh cho tới dàn dựng, kĩ xảo và cả cách kể chuyện, bộ phim được chuyển thể từ tập truyện của Nguyễn Nhật Ánh vượt trội hơn so với các tác phẩm còn lại.

"Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" được dự báo sẽ đại thắng CDV năm nay

“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” được dự báo sẽ đại thắng CDV năm nay

Chỉ duy có một tác phẩm có thể so kè được với “Hoa vàng cỏ xanh” ở một số hạng mục thì lại không được tham gia. Đó chính là tác phẩm được làm lại từ phiên bản gốc có tên “Miss Granny” với tựa tiếng Việt là “Em là bà nội của anh”.

Remaker hay Copy?

Remaker hay Copy?

Ngay bản thân chuyện “Em là bà nội của anh” không được BTC chấp thuận cho tham gia với lí do “phim copy” cũng đã là không chấp nhận được. Chẳng nhẽ những người làm chuyên môn của hiệp hội về nghề lớn nhất nước lại không phân biệt được thế nào là phim copy và thế nào là phim làm lại? Trong thời đại mở như hiện nay, không phải hiếm có những bộ phim thành công của Hongkong và Hàn Quốc được điện ảnh Mỹ làm lại.

Mỹ "copy" của Hongkong vẫn thắng Oscar!

Mỹ “copy” của Hongkong vẫn thắng Oscar!

Có thể kể ra đây những ví dụ tiêu biểu như “The Departed” của Mỹ được thực hiện bởi đạo diễn danh tiếng và kì cựu Martin Scorsese được làm lại trên phiên bản gốc “Vô Gian Đạo” của Hongkong. Thế nhưng trong mùa Oscar 2007, bộ phim của Mỹ vẫn thắng tại những hạng mục quan trọng nhất như Phim hay nhất; Đạo diễn xuất sắc nhất; Kịch bản chuyển thể xuất sắc nhất và Biên tập phim xuất sắc nhất. Chẳng nhẽ những người trong BTC nghĩ rằng giải Cánh Diều Vàng danh giá hơn Oscar nên họ không cần học hỏi ở nền điện ảnh lớn nhất thế!

Nếu đúng họ nghĩ vậy thì chẳng còn gì để bàn thêm!

Di, Điệp vẫn sợ!

Có thể đó chỉ là võ đoán của người viết rằng hai đạo diễn đương đại của điện ảnh art-house nước nhà vẫn còn sợ những giải thưởng quốc nội sau khi phim của họ đã chu du khắp các liên hoan lớn nhỏ trên khắp thế giới.

Bi có lẽ là bộ phim đoạt nhiều giải thường tại các LHPQT nhất Việt Nam trong 1 thập kỉ qua

“Bi, đừng sợ!” có lẽ là bộ phim đoạt nhiều giải thường tại các LHPQT (Liên hoan phim quốc tế) nhất Việt Nam trong 1 thập kỉ qua

Phan Đăng Di có hai phim đã được sản xuất và cả hai phim đó đều được những LHP danh giá nhất thế giới là Cannes và Berlin chọn vào các hạng mục tranh giải chính thức. Nguyễn Hoàng Điệp có một phim và cũng đã đặt chân đến Venice để tranh giải. Nhìn trong thế hệ đạo diễn Việt với khoảng 10 năm trở lại đây thì rõ ràng chỉ có tên của hai đạo diễn này cùng với Bùi Thạc Chuyên cùng đạo diễn Việt kiều Nguyễn Võ Nghiêm Minh tạo được những ấn tượng với bộ ba LHP danh giá và lâu đời bậc nhất trên thế giới: Berlin - Cannes và Venice. Trần Anh Hùng nên tính là đạo diễn người Pháp.

Thế nhưng ngoại trừ “Chơi vơi” của Bùi Thạc Chuyên thì cả “Bi, đừng sợ”“Cha và con và…” đều chưa từng tham dự bất cứ một liên hoan phim trong nước nào. Thực tế thì, với hàng tá giải thưởng đoạt được khắp nơi trên thế giới thì phim của Phan Đăng Di đã được thừa nhận với những người làm nghề “có số có má” của cả hành tinh chứ không riêng gì mảnh đất chữ S. Vậy nên, thêm một giải thưởng quốc nội với quá nhiều lùm xùm từ khâu tổ chức, trao giải từ những ngày đầu thành lập thì cũng chẳng thể giúp danh tiếng của vị đạo diễn này thêm phần danh giá.

"Đập cánh" không bằng "thả diều"

“Đập cánh” không bằng “thả diều”

Với nữ đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp thì mọi chuyện có vẻ khác. “Đập cánh giữa không trung” của Điệp đã tham dự Haniff - LHP Quốc Tế Hà Nội lần thứ 2 và đoạt giải thưởng của BGK. Lúc đó, nữ đạo diễn đã nghẹn lời trên bục nhận giải bởi những cố gắng của cô và ê-kíp đã được ghi nhận tại quê nhà sau nhiều giải thưởng khắp nơi. Thế nhưng về cơ bản Haniff vẫn là một LHP Quốc tế được tổ chức tại Hà Nội định kì 2 năm một lần nên việc tham dự Cánh Diều Vàng với Điệp có lẽ cũng chẳng quá cần thiết. Phải chăng, bên cạnh lí do đó, đạo diễn cũng không mấy tin vào cơ cấu chấm giải của Cánh Diều Vàng? Nói dại chứ chẳng may không đoạt giải thì có phải là một sự ê chề không khi phim đoạt giải quốc tế mà lại không đoạt giải nội địa. Cũng nên nhớ, điện ảnh Việt Nam không phải là một cường quốc điện ảnh để chất lượng giải quốc nội có thể sánh ngang cùng các giải uy tín nhất.

Cũng thật may là những đạo diễn đó không tham gia vào những sân chơi mang tính chất “cả làng cùng vui” như Cánh Diều Vàng bởi ít nhất họ vẫn giữ được chính mình với tinh thần độc lập đáng trân quý trong môi trường điện ảnh đã quá nhiều những sân si, cũ mòn, thiếu sáng tạo đến trầm trọng. Nhưng, thiệt nhất có lẽ là khán giả bởi họ đã mất đi cơ hội được xem những bộ phim làm rạng danh Việt Nam tại các Liên hoan phim quốc tế lớn nhất.

“Vàng xịn” đã không góp mặt thì mọi chiến thắng của những “Vàng” khác, xem ra, cũng bớt phần long trọng và danh giá.

Tiếc lắm thay!

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hồ Ngọc Hà lại 'nóng bỏng tay'
Top 30 biệt đội KOLS nhí 2024 bùng nổ visual
Trải Nghiệm Sân Chơi Băng Tuyết Độc Đáo Giữa Lòng Thành Phố