“Woody, Woody, Woody!”, những câu hò reo quen thuộc của Liên hoan phim Cannes hàng năm đến từ những tay săn ảnh chen giữa đám đông. Thông thường, có hàng trăm phóng viên đổ dồn về “lễ hội điện ảnh” này để săn đón những huyền thoại cũ và mới, với một lão làng với hơn 60 năm trong nghề đã mở màn cho đêm khai mạc cùng hai ngôi sao Jesse Eisenberg và Kristen Stewart. Tất cả đều thành công một cách mỹ mãn.
Ông diện một bộ tuxedo cùng đôi giầy da trang trọng để bước lên thảm đỏ, cùng vợ Soon-Yi, Kristen Stewart và Jesse Eisenberg, trước khi tiến vào phòng công chiếu và tham dự những sự kiện bên lề. Buổi dạ tiệc năm nay thân mật hơn những năm trước, vẫn trong tổng hành dinh Palais des Festivals et des Congrès, nơi được lấp đầy bởi cảnh sát, vệ sĩ, chính trị gia cùng vô vàn ngôi sao như Catherine Deneuve hay những tác gia như Jean-Claude Carrière.
Kể từ khi xuất hiện, điện ảnh đã khai sinh ra LHP Cannes, nhưng chính thế giới người nổi tiếng mới là thành phần đã nuôi dưỡng nó. Trải qua bao biến động giữa cuộc cách mạng truyền hình, băng đĩa kỹ thuật số và thế chiến thứ II. Cannes vẫn luôn là “một vùng đất phi chính trị, một kỳ quan thu nhỏ của một thế giới nơi tất cả mọi người cùng nói chung một ngôn ngữ”. Dù cho phần “phi chính trị” đang dần lung lay trước những scandal phản đối và cấm chiếu.
Thật vậy, Cannes không còn ở ngoài cuộc sau khi nước Pháp hứng chịu đợt tấn công khủng bố vào giữa Paris tháng 11 vừa qua. Tạp chí The Guardian từng giật tít: “Bom đạn và lệnh kiểm tra túi xách, mối đe dọa khủng bố đã bao trùm lên Cannes,” - người tham dự liên hoan sẽ bị kiểm tra ở mức quân sự như ở lễ trao giải Oscar. Tuy nhiên, lối vào đại sảnh Palais vẫn rộng mở như trước, nếu không tính đến những quầy kiểm túi xách và tịch thu đồ uống (có cả táo và bánh mì) cho những nhân viên kiểm tra.
Liên hoan vẫn diễn ra, với những bóng hồng kiêu sa, phục trang hào nhoáng, những chiếc Lamborghini xa xỉ, những bản nhạc disco phát không ngừng nghỉ, những níu kéo và xô đẩy giữa thế giới mộng mơ trên màn ảnh cùng hiện thực bên ngoài Palais. Cannes sẽ không còn là chính mình nếu tách rời lịch sử, sẽ không để cho nỗi khiếp sợ khủng bố len vào giữa hàng ngàn tâm hồn điện ảnh đồng điệu trong lòng mình. Hội đồng thẩm định đã hội ngộ, đứng đầu bởi George Miller (người từng đem Mad Max: Fury Road tới tham dự vào năm trước). Những bài đánh giá đầu tiên đã được viết, được đọc và có nguy cơ bị lãng quên.
Năm nay, Cannes đem đến nhiều sự lựa chọn, kể cả những tựa phim kém cạnh tranh như Money Monster (bộ phim tham gia chỉ để lấp đầy thảm đỏ với đạo diễn Jodie Foster và tài tử George Clooney). Những ứng cử viên nặng ký ban đầu đa phần chưa có tên tuổi, để rồi sau đó, cánh phóng viên sẽ gào thét “Steven, Steven, Steven!” khi huyền thoại Steven Spielberg xuất hiện cùng tác phẩm mới nhất The BFG, trước khi hò reo “Ryan! Russell!” khi Ryan Gosling và Russell Crowe xuất hiện trong The Nice Guy.
Sieranevada, đến từ đạo diễn Romania Cristi Puiu, kể về một thời đại và những ký ức lịch sử. Phần lớn bộ phim diễn ra chỉ trong một căn hộ chật hẹp, nơi một đại gia đình Romania tụ họp để tưởng nhớ một người thân vừa mất. Khi những cánh cửa mở ra và đóng lại, máy quay lia từ trái sang phải, là lúc Puiu tạo ra bức chân dung đa thế hệ phức tạp của đất nước Romania hậu Cộng Sản, với những bàn luận về vụ tấn công trên tạp chí Pháp Charlie Hebdo trong một căn phòng.
Puiu có quan điểm riêng về thời gian, nên khi thời lượng phim lên đến 3 giờ đồng hồ, bộ phim có vẻ tương đối dài. Tuy vậy, ông không hề để người xem rơi tuột ra khỏi bàn tay tung hứng và nhân vật của mình. Sự hiện hữu của họ giống như phần tương phản ẩn hiện với bức biếm họa Do Thái trong Café Society và sự lập dị tẻ nhạt gia tăng trong Staying Vertical của Alain Guiraudie (kể về một nhà làm phim nuôi con một mình sau khi bé chia ly với người mẹ). Những vai diễn Guiraudie tạo dựng là những sinh vật của nghệ thuật, cũng phi thực như khuôn mẫu của Café Society, nơi cả đàn ông và phụ nữ đều không có một ý niệm nào về những điều đang diễn ra trên thế giới, như nước Đức năm 1933.
Allen tỏ ra rất lựa chọn khi quay ngược dòng thời gian. Một lần nữa, ông chọn quay về những ngày xưa cũ tốt đẹp, một Hollywood thập niên 30 đẹp như trên phim. Eisenberg đóng vai Bobby Dorfman, một người New York dọn đến La-La Land để tìm kiếm bản ngã. Thay vào đó, anh lại làm việc cho người chú Phil (Steve Carell), một chuyên viên Hollywood và phải lòng Vonnie (Kristen Stewart), nhân viên của Phil. Những nút thắt phức tạp, diễn xuất không đồng đều, một mối quan hệ không vui vẻ gì với gái điếm và quá nhiều cái tên, đã đem lại được một chút “sức nặng” cho phim, dù cốt truyện gợi nhiều liên tưởng đến Forbidden của Frank Capra. Những tác phẩm trước đó đều tận dụng những đường nét sắc cạnh của Café Society, dù cho không phù hợp với bối cảnh và phi thực tế. Huyền thoại Vittorio Storaro phụ trách kỹ thuật quay phim, nhưng đây không thể so sánh với các tác phẩm tốt nhất của ông.
Café Society được đón nhận khá nhẹ nhàng trong buổi công chiếu đầu tiên. Phim dự kiến được ra mắt khán giả Mỹ trong tháng 7/2016.
Xem thêm >>> Oscar sao ‘cao sang’ được như Cánh Diều Vàng?
Leonardo DiCaprio đã thiết kế chiến lược như thế nào để chiến thắng Oscar?