Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

'Aladdin': Những chi tiết 'khách mời' chỉ các fan Disney mới có thể phát hiện ra (Phần 2)

Mới đây, người hâm mộ đã có dịp quay lại thế giới cổ tích của Aladdin thông quan tác phẩm live-action mới của nhà Diney. Dưới đây là những chi tiết được tham khảo từ các bộ phim khác mà chỉ các fan Disney mới có thể phát hiện ra.

7. Trang phục của Thần Đèn

Nhiều người hâm mộ đã tự hỏi làm thế nào có thể mang nhân dạng xanh da trời và khá đồng bóng của Thần Đèn vào đời thực trong phiên bản live action (mà không phải sử dụng quá nhiều công nghệ kĩ thuật số). Khi khán giả có cái nhìn toàn cảnh đầu tiên về một Will Smith nhuốm xanh, thì câu trả lời chính là… ấm áp. Rất may, người hâm mộ dường như đã quên mất rằng bộ phim đã dành bao nhiêu thời gian để có được hình ảnh của Thần Đèn ở hiện tại bao gồm cả việc thay đổi màu da để có sắc thái tự nhiên hơn.

Phiên bản vạm vỡ và xanh dương của Thần Đèn trên phim rõ ràng là một yếu tố gây cười so với phiên bản gốc với những tia lửa lấp lánh, nhân dạng của Thần Đèn ở đây không phải ngẫu nhiên, cũng không hoàn toàn dựa trên nguyên bản. Tủ quần áo của Smith được thiết kế dựa trên phong cách Broadway của Aladdin, cho đến các trang phục xanh với những chi tiết được mạ màu vàng sáng.

6. Sự góp giọng của người chuyên trị các vai phản diện ở Disney, Alan Tudyk

Ngay cả khi câu chuyện câu chuyện của Aladdin được dựa trên những trò ma thuật, thần bí và viễn tưởng, việc chuyển thể thành phiên bản live-action vẫn đòi hỏi một số sự hi sinh nhất định so với phiên bản gốc. Iago, con vẹt nham hiểm trong phim là một ví dụ, mặc dù vẫn có những khoảnh khắc ngoạn mục trong phim nhưng vẫn còn thua xa phiên bản được lồng tiếng bởi Gilbrt Gottfried. Thay vào đó, chú ta được lồng tiếng bởi Alan Tudyk, một trong những giọng ca được tin dùng của Disney.

Aladdin là mộ phim Disney thứ 7 của Alan Tudyk sau khi góp giọng cho Vua Kẹo trong Wreck It Ralph (2012), Công tước xứ Weselton trong Frozen (2013), Alistair Krei trong Big Hero 6 (2014), Duke Waselton trong Zotopia (2016), con gà tên Hei Hei trong Moana (2016) và KnowsMore trong Ralph Breaks the Internet (2018). Rõ ràng, lịch sử đóng vai phản diện của ông đã được vận dụng để hóa thân cho nhân vật thứ 7 này, thậm chí đó chỉ là một con chim.

5. Công viên Disney xuất hiện gần một quốc gia Tây Á?

Như đã đề cập trước đó, việc xác định vị trí địa lí của Agrabah là một nỗ lực không có kết quả, vì đơn giản là nó mơ hồ. Tuy nhiên, bộ phim cũng tự nhận xét về thực tế đó khi công chúa Jasmine hỏi về chính xác nơi Hoàng tử Ali Ababwa đến từ, với một bản đồ khó hiểu trên tay. Nhờ vào phép thuật của Thần Đèn, Aladdin có thể chỉ ra vị trí tưởng tượng trên bản đồ, và như thế anh vẫn có thể tiếp tục nói dối. Nhưng khi những người hâm mộ xem xét phần còn lại trên bản đồ của Jasmine, Ababwa không phải là điểm đén duy nhất. Trên bản đồ còn bao gồm ít nhất Vùng Đất Phiêu Lưu và Vùng Đất Kỳ Thú, hai địa danh có thực trong khuôn viên Công viên Disney. Không biết còn có bao nhiêu Vùng Đất khác xuất hiện trong phim, dù sao thì Thần Đèn cũng biết cách lựa chọn địa điểm cho vương quốc hư cấu của mình.

4. Giọng nói huyền thoại của Frank Welker

Đối với những fan ruột của Disney, những người đã chứng kiến siêu phẩm Aladdin từ lúc tấm bé, đều khó có thể quên giọng nói của những anh hùng và kẻ phản diện hay những địa danh và bài hát. Vì những lí do này, các diễn viên mới cần được chọn lọc kĩ lưỡng cho Aladdin, nhưng không gì có thể thay thế cho diễn xuất của Robin Williams trong vai Thần Đèn. Và, vẫn có một người trở lại với dàn diễn viên lồng tiếng và trở thành một phần biểu tượng.

Aladdin live action đã thay thế một Abu đồ họa bằng một chú kỉ bằng xương bằng thịt, nhưng vẫn là diễn viên, giọng nói kì cựu Frank Welker lồng tiếng cho nhân vật. Và ông cũng là tiếng nói của Hang Động Kỳ Quan. Chỉ là một vai trò nhỏ trên màn ảnh, nhưng đối với những ai vẫn còn nhờ giọng nói huyền thoại: ‘Tìm kiếm viên kim cương thô…’ thì không gì có thể sánh bằng Welker.

3. Thần Đèn có màn hóa thân xuất sắc thành Rambo

Một trong những đặc điểm nhận dạng rõ ràng nhất trong sự đóng góp của Robin Williams với vai thần đèn đó chính là khả năng gây ấn tượng bằng việc nhanh chóng hóa thân vào các nhân vật khác nhau. từ Peter Lorre đến Robert DeNiro, Jack Nicholson và những biểu tượng khác của Hollywood đều được tái hiện hoàn hảo.

Rõ ràng điều đó sẽ không trở thành thế mạnh của Will Smith trong màn hóa thân này, nhưng anh cũng đã thể hiện được rất tốt một khoảnh khắc ấn tượng của một người nổi tiếng ở cuối phim. Trang bị cho mình một con dao, cây cung và một mũi tên để thể hiện nụ cười nhếch mép kinh điển của Sylvenster Stallone, Thần Đèn đã truyền tải một John Rambo không một chút khác biệt so với bản gốc.

2. Giả thiết rằng Thần Đèn cũng chính là người thương nhân dẫn truyện được xác nhận

Khi khán giả trẻ già đi, nhiều người bắt đầu chú ý đến một chi tiết kì lạ về Aladdin gốc: rằng giọng nói của người dẫn chuyện trong phim, cũng là thương gia bán đồ gốm trên đường phố Agrabah, rõ ràng là Robin Williams, dù rằng chỉ trong một chi tiết nhỏ như thế. Điều đó bắt đầu phát triển thêm nhiều lí thuyết, rằng người thương nhân già trong Aladdin là do Thần Đèn bí mật cải trang, kể lại câu chuyện của mình.

Các đạo diễn của Aladdin đã xác nhận về giả thiết này, bằng cách tạo ra một cảnh cuối, có người dẫn chuyện chính là Thần Đèn, nhưng sau cùng lại bị cắt bỏ khỏi bộ phim. Nhưng dù sao, chính các nhà làm phim cũng đã lên tiếng xác nhận, cho cả phiên bản hoạt hình và phiên bản live action.

1. Thần Đèn là fan hâm mộ của MST3K?

Chúng ra sẽ không đi sâu vào câu hỏi xung quanh điều ước thực sự của Aladdin là gì, hoặc những lí thuyết nêu bật thực tế rằng anh thực sự chỉ được Thần Đèn chọn làm chủ nhân vì đã giả cứu ông? Thay vào đó, chúng ta chú ý vào một chi tiết hài hước khác, cũng giống như trong bộ phim gốc, Aladdin cho Thần Đèn biết rằng, anh không thật sự ước ràng mình thoát khỏi Hang Động Kỳ Quan đang sụp đổ. Anh chỉ đơn thuần là lừa Thần Đèn để ông cứu tất cả bon họ. Trong khoảnh khắc đó, Thần Đèn dừng bộ phim, và tua lại đến khoảnh khắc đó để xác nhận. Quan sát bộ phim qua hình ảnh được rọi lên, Thần Đèn đích thị là fan hâm mộ của chương trình truyền hình Mystery Science Theater 3000 trong những năm 90, một hình ảnh mang tính biểu tượng.

Vừa qua, chúng ta vừa điểm lại những ‘quả trứng Phục Sinh’, tham khảo từ thế giới cổ tích Disney và cả những trò đùa phía sau những chi tiết bí ẩn, và điều này sẽ càng được phát hiện ra nhiều hơn qua thời gian bộ phim được công chiếu. Nếu có chi tiết nào bị bỏ sót, chia sẻ cho bọn mình cùng biết nhé.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Cindy

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giải mã sức hút của show 'Hành Trình Kỳ Thú' đang phát trên MyTV