Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Phim ảnh

5 tiêu chí siêu khó để trở thành một MC Oscar 'đỉnh cao'

Muốn làm MC cho buổi trao giải Oscar? Hãy hội tụ đủ 5 tiêu chí sau đây.

Dẫn chương trình trong đêm trao giải Oscar (host) tưởng như đầy vinh quang, nhưng thực ra lại chẳng nhằm nhò gì so với công sức phải bỏ ra và giờ lại thêm áp lực dư luận và nguy cơ bị “đào mộ” scandal quá khứ. Không khó hiểu tại sao Viện Hàn Lâm lại vật vã mãi mới tìm được một người như Kevin Hart chịu ngồi vào “chiếc ghế nóng”, và rồi lại vội vã nhảy xuống chỉ sau 2 ngày. Để rồi Oscar năm nay chúng ta không có một MC chính mà cơn ác mộng mang tên Oscar 1989 - không - có - host vẫn còn sờ sờ ra đó.

Một số người dẫn chương trình Oscar các năm trước, như Bob Hope hay Ellen DeGeneres đã tạo nên chuẩn mực như thế nào mới là một MC giỏi. Nói đi nói lại, vậy như thế nào mới là một MC giỏi tại Oscar đây?

1. Người đó không chỉ được Hollywood yêu mến mà còn phải được lòng công chúng

Nhận được sự cưng chiều của Viện Hàn Lâm là chưa đủ, anh ta/ cô ta còn phải có một lượng fan nhất định. Lấy ví dụ Bob Hope, ông ấy có hẳn một chương trình trên đài và truyền hình khá ăn khách, vì thế ngài Bob tất nhiên là biết cách điều khiển một đám đông như thế nào rồi. Ông ấy như “người nhà” của Hollywood: vừa biết cách thu hút khán giả, vừa tinh tế có thừa để biết khi nào không nên lấn át những ngôi sao mình chuẩn bị giới thiệu lên sân khấu trong đêm trao giải.

Bob Hope có cái chất khôi hài bác học mà một số MC Oscar như Seth MacFarlane nổi tiếng với trò đùa “Chúng Tui Thấy Ngực Của Bạn” không có. Vì thế một MC giỏi cần biết nhào nặn một câu giễu nhại thế nào để không chọc tức đám đông ngồi ở dưới, thay vào đó khiến họ cười thỏa thuê.

2. Cần phải thoải mái trước đám đông hàng trăm khách mời danh giá

Không nói nhiều, cái nghề MC này tiềm ẩn nhiều rủi ro khó đỡ. Chỉ cần một sơ suất nhỏ là bạn có thể trở thành meme trường tồn trong nhiều năm liền (chứ chưa nói gì đến “sơ suất” cầm nhầm phong bì như ai kia). Một MC giỏi cần phải ý thức được những điều này và cẩn thận trên mọi mặt trận, nhưng vẫn phải tỏ ra hoàn toàn thoải mái trên sân khấu, trước hàng trăm cặp mắt từ những ngôi sao sáng nhất Hollywood đổ về. Nhiệm vụ này không phải là điều dễ dàng, ngay cả với những người hơn một lần dẫn chương trình Oscar.

Ellen và cú selfie “thần thánh” phá kỷ lục thế giới tại Oscar.

Là những MC được mời dẫn Oscar tới 2 lần, cả Degeneres Jon Stewart đều đã rất va vấp ở lần “lên sàn” đầu tiên. Màn dạo đầu của Stewart trong đêm trao giải Oscar 2006 diễn ra vừa cứng nhắc vừa buồn ngủ, và phải tới lần thứ hai tức là Oscar 2008 nam MC này mới có cơ hội sửa sai.

3. MC giỏi phải biết mình không phải là ngôi sao của đêm trao giải

Thôi nào, đó là Hollywood, đó là đêm của những Julia Roberts, George Clooney hay Meryl Streep. Những MC kỳ cựu nhất như Degeneres, Stewart, hay Jimmy Kimmel đều hiểu rằng nhiệm vụ của họ là làm cho những người khác trở nên thú vị hơn. Thế nhưng sao thì vẫn là sao, vì thế đôi khi Viện Hàn Lâm đưa cho một sao cái mic dẫn chương trình thì họ phải khốn khổ để giành nó lại vì anh ta quá “tham spotlight”.

Màn “sân si kém sang” của Jerry Lewis tại Oscar 1957

Đó là trường hợp của Jerry Lewis hay Chevy Chase, khi không ý thức được việc mình không phải là người cần phải tỏa sáng và thay vào đó, làm lố trên sân khấu. Có chăng, hãy học hỏi màn monologue (độc thoại) của Chris Rock: vừa hiểm hóc vừa sâu cay khi chỉ trích Oscar đã “quá trắng” vào năm 2016.

4. MC được khuyến khích lấy các sao ra để đùa vui, nhưng cần phải biết giới hạn

Đó là khi Ricky Gervais đã rất sai lầm mà quá trớn đùa rằng Johnny Depp Angelina Jolie nhận hối lộ trong đêm trao giải Quả Cầu Vàng và tấn công cả đơn vị tổ chức là Hiệp hội báo chí nước ngoài Hollywood. MC của Oscar thì thường hiền hòa hơn, nhưng không tránh được các trường hợp “lỡ mồm vạ miệng” mà khiến các sao nổi giận vì đùa quá trớn. Thông thường nếu như bạn là một MC tiếng tăm quá tốt như Degeneres, thì bạn có thể lôi Jennifer Lawrence ra đùa không những một mà tận hai lần về vụ vấp ngã của cô ấy. Còn nếu đã không có tiếng tốt trong giới, lại còn đùa ác thì coi chừng bị sao “ghét ra mặt” hỡi các MC Oscar.

5. Cần phải mạo hiểm với những chiêu trò mới nhưng chỉ khi biết rằng điều đó là đúng đắn

Thật là một nỗi xấu hổ khi một MC có tài như Neil Patrick Harris lại “fail toàn tập” tại Oscar 2015 như vậy. Anh ta bước ra sân khấu với chiếc quần lót, và màn monologue thì biến thành một màn ảo thuật tốn thời gian. Các biên kịch của Oscar đáng lẽ nên cảnh báo tới Neil rằng những gì anh ta làm có thể “sai” ngay từ những phút đầu tiên.

Những người như Billy Crystal hay Hugh Jackman biết rằng họ cần phải làm mới chương trình - bằng nhại tiếng tap - dance như Crystal hay biến không gian nhà hát thành sân khấu ca kịch ứng biến như Jackman - và họ làm tốt điều đó. Một MC giỏi không những phải biết “mua vui” cho đám đông bằng những chiêu trò độc lạ, mà quan trọng hơn phải biết điều đó có thực sự thú vị hay không.

Đêm trao giải Oscar 2019 đánh dấu một sự kiện không có người dẫn chương trình chính với màn monologue quen thuộc sau 30 năm kể từ Oscar 1989. Điều đó có thực sự ảnh hưởng tới chương trình hay không, chỉ có thể chờ và đoán xem.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Ngọc King.

Được quan tâm

Tin mới nhất