Top 6 kiến trúc trường đại học có phong cách cận hiện đại nổi bật nhất nước Mỹ

Theo USA Today
Chia sẻ

Nhắc đến trường đại học, chắc hẳn bạn đang tưởng tượng đến một dãy phòng cổ kính xây bằng những viên gạch đã cũ mòn từ thế kỷ trước. Nhưng có một vài nhà thiết kế đã phá vỡ khuôn mẫu này và xây dựng những toà nhà theo kiến trúc cận hiện đại hoàn toàn mới lạ.

Nhà nguyện trong khuôn viên Học viện Kỹ thuật Massachusetts đã được xây dựng bởi Saarinenwent - kiến trúc sư người Mỹ gốc Phần Lan theo hướng phi truyền thống vào năm 1955. Tòa nhà được thiết kế với những bức tường gợn sóng, hoàn toàn không có cửa sổ. Thay vào đó, ánh sáng sẽ đi vào bên trong thông qua một điểm duy nhất là ô cửa mái vòm phía trên trần nhà. Từ đây, ánh sáng sẽ chiếu thẳng xuống bệ thờ bằng đá cẩm thạch ngay bên dưới, ở vị trí trung tâm của nhà nguyện, tạo nên một cảnh tượng tâm linh lộng lẫy.

Thư viện Geisel của trường Đại học California, San Diego có thiết kế gần giống với một con tàu vũ trụ hơn là một nơi để học tâp. Thư viện được thiết kế bởi William Pereira và mở cửa lần đầu tiên vào năm 1970. Thư viện có 6 tầng (thực ra còn 2 tầng hầm nữa) và những tầng trên được xây chìa ra, trông khá hiện đại.

Trung tâm Hội thảo Mc Gregor (Trường Đại học Wayne) được mệnh danh là Mốc lịch sử quốc gia Hoa Kỳ vào năm 2015. Trung tâm được xây dựng hoàn tất vào năm 1958, là một trong những toà nhà nổi tiếng do Minoru Yamasaki thiết kế. Tòa nhà được thiết kế theo kiến trúc hiện đại và chú trọng vào hiệu ứng ánh sáng tự nhiên.

Thính phòng Grady Gammage của trường đại học Arizona được thiết kế bởi Frank Lloyd Wright vào năm 1957 và hoàn thành vào năm 1962. Khuôn viên được lên ý tưởng bởi chính cựu hiệu trưởng Grady Gammage. Vị hiệu trưởng này muốn tòa nhà có cấu trúc hình tròn để du khách có cảm giác mình như được chào đón nồng nhiệt và kiến trúc sư Wright đã thực hiện rất tốt yêu cầu này.

Hội trường S. R. Crown tại Viện Công nghệ Illinois là một trong những thành tựu tiêu biểu nhất của kiến trúc sư Ludwig Mies van der Rohe, được xây dựng vào năm 1956. Sàn chính của tòa nhà có diện tích 26.400 m2 có thể được sử dụng cho nhiều mục đích. Các cửa sổ kính lớn chiếm hầu hết diện tích tường, cho phép ánh sáng tự nhiên chiếu vào sảnh.

Thư viện Crossett mở cửa vào năm 1959 và là một ví dụ điển hình nhất của kiến trúc cận hiện đại. Crossett, kiến trúc sư người Ý sinh ra tại Pietro Belluschi đã hợp tác với Carl Koch và Sasaki Associates để hình thành nên một cấu trúc cân bằng giữa thiết kế cận hiện đại và thiết kế hiện đại tại trường đại học Bennington.

Chia sẻ

Theo

USA Today

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất