Chọn loại kính chất lượng
Trước khi chọn mua kính áp tròng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và đo độ cận của mắt tại bệnh viện uy tín. Do kính áp tròng tiếp xúc trực tiếp với giác mạc mắt nên nếu không chọn lựa cẩn thận, bạn sẽ dễ bị viêm mắt, cộm mắt, tăng độ cận.
Đảm bảo tay và kính luôn sạch
Bạn phải vệ sinh kĩ lưỡng kính áp tròng bằng dung dịch chuyên dụng, tránh để kính bị trày xước, bụi bẩn sẽ gây tổn thương mắt. Ngoài ra, bạn cũng cần rửa tay sạch trước khi đeo kính. Sau mỗi lần đeo kính, các bạn cần rửa sạch bằng nước rửa mới, tránh sử dụng lại dung dịch cũ đã dùng từ lần trước, vệ sinh khay đựng kính mỗi ngày và thay khay mới 3 tháng/lần.
Không đeo kính khi mắt đang bị đau, cộm
Khi mắt đang có vấn đề như đau mắt, cộm mắt hay bị nhiễm trùng, bạn tuyệt đối không nên đeo kính áp tròng vì sẽ làm tình trạng nhiễm trùng của mắt nặng hơn. Thời gian đeo kính áp tròng chỉ trong khoảng từ 8-12 giờ đồng hồ, tuyệt đối không đeo kính áp tròng khi ngủ.
Tập thể dục cho mắt
Dù bạn có dùng kính áp tròng hay không, việc chăm sóc mắt bằng thực phẩm (bổ sung thực phẩm chứa Omega, vitamin A) và tập thể dục cho mắt là vô cùng quan trọng, giúp mắt khoẻ hơn. Những bài tập đơn giản như chớp mắt thường xuyên khi dùng máy tính trong thời gian dài, đảo mắt theo chiều kim đồng hồ và ngược lại,… sẽ giúp mắt được thư giãn và nhìn rõ hơn. Ít nhất là 1 lần mỗi năm, bạn cũng nên khám mắt định kì để phát hiện sớm những bệnh về mắt và chữa trị kịp thời.
Loạt ảnh nhan sắc sao Việt trước và sau khi đeo kính áp tròng: