Trong quá khứ, son môi được sử dụng như một biểu tượng đại diện cho nhiều khía cạnh quan trọng trong xã hội.
1. Màu môi đỏ của Cleopatra
Vị nữ hoàng Ai Cập quyền lực không dùng son làm từ sáp ong và các sắc tố màu như chúng ta. Để có màu môi đất nung, Cleopatra đã dùng son môi làm từ bọ xít và kiến nghiền nát. Các nhà sử học vẫn thường ca ngợi bà sở hữu vẻ đẹp ‘kịch tính’ theo đúng nghĩa đen.
2. Son môi phân biệt tầng lớp ở Hy Lạp
Trong thời Hy Lạp cổ đại, phụ nữ đến từ các gia đình đáng kính không được khuyến khích tô son. Còn ‘những người phụ nữ sa ngã’ phải đánh son để báo hiệu cho mọi người biết họ thuộc tầng lớp thấp kém. Son môi thời đó được làm từ thuốc nhuộm đỏ, mồ hôi cừu và phân cá sấu. Nếu bị bắt gặp không tô son, những phụ nữ tầng lớp thấp sẽ bị phạt vì tội dám đóng giả một quý cô ở nơi công cộng.
3. Nữ hoàng Elizabeth nghĩ son môi có khả năng chữa bệnh
Theo các nhà sử học, Nữ hoàng Elizabeth I đã qua đời trên giường khi vẫn đang đánh son đỏ. Bà tin rằng son môi là một loại ma thuật có khả năng chữa bệnh. Sự thật là hàm lượng chì cao trong son có thể là nguyên nhân khiến bà mất sớm. Loại phấn trắng bà dùng để trang điểm được làm từ thạch cao và thuốc nhuộm được phơi nắng, tất nhiên cũng không hề tốt cho sức khỏe.
4. Nữ hoàng Victoria cho rằng son môi là trông bất lịch sự
Không giống như Nữ hoàng Elizabeth I, Nữ hoàng Victoria gọi trang điểm là ‘bất lịch sự’ nên người dân cũng bắt chước để mặt mộc giống bà. Vào thời điểm này, son môi được coi là một điều cấm kỵ vì nó cho phép phụ nữ ‘nâng cao giá trị bản thân’ (vì trang điểm làm họ trông xinh đẹp hơn). Triều đại của Nữ hoàng Victoria cấm sử dụng mỹ phẩm, chỉ những nữ diễn viên và phụ nữ sa ngã mới tô son môi.
5. Trong Thế chiến thứ hai, các nữ lính thủy đánh bộ tô son đỏ làm quân phục
Elizabeth Arden đã tạo ra một bộ trang điểm cho các nữ thủy quân lục chiến để giúp họ nâng cao tinh thần. Son môi đỏ được lựa chọn vì có khả năng kết hợp hài hòa với màu đỏ trên đồng phục của Lực lượng Dự bị Thủy quân lục chiến. Những phụ nữ làm việc trong nhà máy sản xuất áo giáp và vũ khí được truyền cảm hứng từ các mẫu quảng cáo nên họ cũng tô son đỏ.
6. Son đỏ trở thành biểu tượng cho những người phụ nữ đấu tranh vì quyền bầu cử cho nữ giới
Đầu thế kỷ 20, phụ nữ bắt đầu đứng lên đòi các quyền của phụ nữ, trong đó có quyền đi bầu cử. Phong trào đấu tranh giành quyền bầu cử kéo dài 100 năm (từ những năm 1840). Đối với nhiều người, cuộc cách mạng chưa bao giờ thực sự kết thúc mà vẫn còn tiếp tục dưới nhiều hình thức khác nhau ở nhiều quốc gia. Biểu tượng lâu dài nhất của phong trào là son môi đỏ. Màu đỏ là hình ảnh đại diện cho quyền lực của phụ nữ và mục tiêu giải phóng.
7. Vua Edward IV và giới quý tộc có một bộ nhiều màu son làm riêng
Vua Edward IV làm đẹp bằng cách tô nhiều màu son khác nhau. Trong đó có một màu được ông gọi là ‘thịt sống’. Các quý tộc, bất kể giới tính, đều bắt chước nhà vua.
8. Nữ diễn viên Sarah Bernhardt gây sốc khi tô son môi nơi công cộng
Vào khoảng thời gian đó, thoa son không phải là điều cấm kỵ nhưng phụ nữ chỉ nên làm ở chỗ riêng tư. Các nhà sử học cảm thấy bước đi táo bạo của cô đã tái phổ biến son môi. Sau này, vụ tai tiếng của cô lại là bước tiên phong giúp các nghệ sĩ nữ dám thoa son môi chỗ công cộng để thu hút sự chú ý của khán giả.
9. Martha Washington dùng mỡ lợn làm son môi
Công thức làm son môi của Đệ nhất phu nhân Mỹ gồm mỡ lợn, tinh trùng, gốc alkanet, dầu hạnh nhân, balsam, nho khô và đường. Vào những năm 1700, ở Pennsylvania, một cuộc hôn nhân có thể bị hủy bỏ nếu trong thời gian tán tỉnh người đàn ông phát hiện ra vợ tương lai dùng son môi hoặc các loại mỹ phẩm khác để trông xinh đẹp hơn.
10. Audrey Hepburn cho rằng màu đỏ thật đặc biệt
Audrey Hepburn là một trong những biểu tượng thời trang có ảnh hưởng nhất mọi thời đại. Là một tín đồ của son môi đỏ, bà từng nói: “Mọi phụ nữ đều có một màu đỏ phù hợp với họ.” Quả thực phụ nữ khi mặc váy đỏ, tô son đỏ, dùng phụ kiện đỏ luôn toát ra vẻ tự tin, quyến rũ một cách kỳ lạ.