Quá trình giải mã hộp đen tiết lộ những phút cuối đầy bất thường về máy bay xấu số rơi tại Ethiopia

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Ở những phút cuối phi công đã báo cáo máy bay gặp trục trặc, xin phép được nâng độ cao nhanh ngay lập tức.

Mới đây, Ethiopian Airlines - Hãng hàng không gặp nạn hôm 10/3 khiến 149 hành khách và 8 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng, chính thức thông báo việc tìm hiểu nguyên nhân khiến máy bay Boeing 737 Max8 gặp nạn đã có những tiến triển mới, khi cơ quan điều tra đã tải xong thông tin từ thiết bị ghi âm trong buồng lái.

Reuters đưa tin, các chi tiết mới về phút cuối của máy bay Ethiopia bị rơi hôm 10/3, làm 157 người thiệt mạng cũng được hé lộ. Từ đoạn ghi âm của kiểm soát viên không lưu với máy bay gặp nạn cho thấy, chuyến bay 302 đã di chuyển với tốc độ cao bất thường sau khi cất cánh.

Vào hôm qua (10/3), chiếc máy bay Boeing 737 Max8 cuả hãng hàng không Ethiopian Airlines đã gặp nạn khi đang trên hành trình từ Addis Ababa (Ethiopia) đến Nairobi (Kenya) khiến 157 người thiệt mạng. (Ảnh: ISSOUF SANOGO / AFP)

Sau đó, một giọng nói trong buồng lái của máy bay Boeing 737 Max8 (có thể là cơ trưởng hoặc cơ phó) đã đề nghị được nâng độ cao lên 4.267m so với mặt biển - khoảng 1.950m so với sân bay, rồi ngay lập tức lại xin quay đầu. Máy bay sau đó biến mất khỏi màn hình radar ở độ cao 3.291m.

“Ở những phút cuối cùng, phi công cho biết đang gặp trục trặc trong việc kiểm soát bay, lý do cho hành động tại sao anh ta muốn nâng độ cao”, nguồn tin đề nghị giấu tên vì hiện thông tin ghi âm này đang là một phần trong cuộc điều tra đang diễn ra.

Được biết, các phi công thường xin tăng độ cao khi gặp các vấn đề gần mặt đất. Việc tăng độ cao giúp họ tránh các địa hình khó và có được khoảng không để điều khiển máy bay. Addis Ababa được bao quanh bởi nhiều núi đồi, ngay ở phía bắc của thành phố này là dãy núi Entoto.

Hộp đen tìm được từ chuyến bay Ethiopia gặp nạn có phần vỏ chíp nguyên vẹn dù phần khung bên ngoài bị bẹp nát. (Ảnh: BEA)

Trước đó, hai hộp đen từ máy bay gặp nạn tại Ethiopia đã được gửi đến Đức nhưng Cục Điều tra Tai nạn Máy bay liên bang Đức (BFU) từ chối vì đây là loại máy bay mới với hộp đen và phần mềm mới mà họ không quen thuộc. Công việc này cuối cùng được đảm nhận bởi các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm của Pháp.

Hộp đen gồm hai thiết bị riêng biệt: Máy ghi âm buồng lái (CVR), ghi lại giọng nói phi công, các âm thanh trong buồng lái, và máy ghi dữ liệu hành trình bay (FDR).Theo các chuyên gia hàng không, dữ liệu hộp đen là nguồn thông tin quý giá để tìm hiểu nguyên nhân tai nạn, nhưng quá trình giải mã chúng có thể mất tới vài tuần, thậm chí vài tháng.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất