Công Nghệ

Vì sao hệ điều hành Android và iOS rất khó bị thay thế?

Vũ Tuấn Anh
Chia sẻ

Cuộc đua hệ điều hành trên di động lúc này dường như chỉ là song mã.

Huawei cho rằng hãng này có cách để thoát khỏi việc bị cấm sử dụng Android từ Google: Hệ điều hành chính chủ của hãng này có thể sẽ ra mắt ngay vào mùa thu năm nay. Và nếu những báo cáo gần đây là chính xác, hệ điều hành mới của Huawei sẽ không chỉ chạy trên smartphone mà còn có thể khả dụng trên cả laptop và các thiết bị khác.

Huawei gặp khó khăn trong việc phát triển hệ điều hành mới của riêng mình và nó không chỉ là vấn đề công nghệ.

Thế nhưng phát triển một hệ điều hành mới là rất khó. Nhận được sự hỗ trợ rộng rãi còn khó hơn. Rất nhiều minh chứng trước đó đã cho thấy điều này là đúng từ Microsoft, Samsung và nhiều công ty Trung Quốc khác.

Trước đó, Trung Quốc từng nuôi hi vọng có thể thay thế được Windows bằng Red Flag Linux vào năm 1999. Nó được xây ựng dựa trên Linux mã nguồn mở bởi Viện Khoa học Trung Quốc. Dự án này bị đóng cửa vào năm 2014 vì không ai còn muốn đầu tư cho nó.

Đây là những gì một kĩ sư chính phủ đã mô tả về trải nghiệm của anh với Red Flag Linux:

“Sử dụng hệ thống này chẳng khác nào đi một chiếc xe đạp trên một con đường lớn ở Bắc Kinh. Nó đúng đắn, thỉnh thoảng thậm chí còn khá cool nhưng mệt mỏi - và cô đơn.”

Hệ điều hành trên di động cũng chịu chung số phận. Cuối năm 2009, China Mobile giới thiệu phiên bản Android tuỳ biến của mình mang tên gọi Ophone nhưng nó đã biến mất chỉ một năm sau đó. Một điều tương tự xảy đến với China Operating System (COS) vào năm 2014.

iOS và Android dường như là hai ông lớn duy nhất còn cạnh tranh nhau trên lĩnh vực hệ điều hành di động.

Trung Quốc không phải người duy nhất liên tục thất bại khi phát triển các hệ điều hành của riêng mình, đặc biệt là ở lĩnh vực di động. Samsung cũng từng thử vận may của mình với một hệ điều hành có tên Tizen trong khi đó Nokia cũng chứng kiến thời kì vàng son của Symbian sụp đổ. Ngay cả ông lớn phần mềm Microsoft cũng chẳng thể thành công với Windows Phone. Rõ ràng, Apple và Google đã chiếm trọng thị phần hệ điều hành di động.

Huawei đã phát triển một hệ điều hành của riêng mình từ năm 2012, theo thông tin từ SCMP với tên mã Project Z và tên gọi được cho là Hong Meng OS. Và có lẽ ngay ở thời điểm hiện tại, Huawei cũng đã nhận ra rằng tự làm phần mềm khó hơn làm phần cứng rất nhiều. Nhà phân tích Charlie Dai của Forrester nói rằng nó không chỉ liên quan đến vấn đề công nghệ.

“Hệ sinh thái của hệ điều hành di động cần sự tham gia của nhiều bên đối tác từ phần cứng đến ứng dụng di động cũng như cộng đồng phát triển,” Dai chia sẻ.

Một hệ điều hành sẽ có rất ít giá trị nếu như không có ứng dụng, nhà phân tích của IDC Bryan Ma cũng chia sẻ về quan điểm của mình. Hệ sinh thái ứng dụng rất khó để xây dựng và nó phụ thuộc vào rất nhiều nhà phát triển. Những người này vốn tìm đến một hệ điều hành có lượng người dùng đủ lớn như iOS hay Android đều đầu tư.

Chia sẻ

Bài viết

Vũ Tuấn Anh

Tin mới nhất