Công Nghệ

Vaccine Covid-19 đầu tiên được cấp phép ở VN ra đời như thế nào?

Theo New York Times
Chia sẻ

Vaccine COVID-19 đầu tiên được cấp phép ở Việt Nam do Oxford và Astra Zeneca hợp tác nghiên cứu, sản xuất và phân phối.

Mới đây, Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng kí lưu hành thuốc (Bộ Y tế) đã cho phép vaccine phòng Covid-19 Astra Zeneca lưu hành tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Việt Nam cấp phép cho một loại vaccine dành cho bệnh dịch đang khiến cả thế giới lao đao trong một năm trở lại đây. Được biết, trong quý I, những mũi vaccine đầu tiên sẽ đến Việt Nam. Hồi đầu tháng 1, Việt Nam cho biết đã đặt mua khoảng 30 triệu liều vaccine và sẽ được đối tác cung ứng trong năm 2021.

Ảnh: AFP

Dưới đây là toàn bộ hành trình ra đời của vaccine phòng Covid-19 Astra Zeneca.

Tháng 1/ 2020: Các nhà nghiên cứu tại Viện Jenner thuộc Đại học Oxford bắt đầu nghiên cứu vaccine virus corona chủng mới.

Ngày 27/3: Các nhà nghiên cứu Oxford bắt đầu sàng lọc các tình nguyện viên để tiến hành thử nghiệm trên người.

Ngày 23/4: Oxford khởi động thử nghiệm Giai đoạn 1/2 ở Anh.

Ngày 30/4: Oxford hợp tác với AstraZeneca để phát triển, sản xuất và phân phối vaccine.

Ngày 21/5: Chính phủ Mỹ cam kết hỗ trợ 1,2 tỉ USD để AstraZeneca đẩy mạnh phát triển và sản xuất vaccine.

Ảnh: AFP

Ngày 28/5: Thử nghiệm Giai đoạn 2/3 của vaccine được khởi động ở Anh. Một số tình nguyện viên vô tình chỉ nhận được một nửa số liệu vaccine dự tính.

Ngày 23/6: Giai đoạn thử nghiệm 3 được thực hiện ở Brazil.

Ngày 28/5: Giai đoạn nghiên cứu 1/2 được bắt đầu ở Nam Phi.

Ngày 30/7: Một nghiên cứu xuất bản trên Nature cho thấy vaccine của Astra Zeneca dường như an toàn trên động vật và có tác dụng phòng, chống viêm phổi.

Ngày 18/8: Thử nghiệm giai đoạn 3 được thực hiện ở Mỹ với 40.000 người tham gia.

Ngày 6/9: Thử nghiệm trên người bị dừng lại trên toàn thế giới sau khi một tình nguyện viên cho thấy các tác dụng phụ. Cả Oxford và Astra Zeneca đều không chính thức thông tin về việc tạm dừng này.

Ảnh: BBC

Ngày 8/9: Thông tin tạm dừng thử nghiệm vaccine được chính thức công bố.

Ngày 12/9: Việc thử nghiệm lâm sàng được thực hiện trở lại tại Anh song vẫn bị dừng ở Mỹ.

Ngày 23/10: Sau khi điều tra, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho phép tiếp tục thực hiện thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở Mỹ.

Ngày 23/11: Astra Zeneca công bố dữ liệu thử nghiệm lâm sàng cho thấy những người tiêm một nửa liều vaccine đạt hiệu quả cao hơn tiêm hai liều. Dù vậy, nhiều người hoài nghi về điều này do thiếu nhiều dữ liệu.

Ngày 7/12: Viện Serum của Ấn Độ nói đã đệ trình hồ sơ cấp phép sử dụng vaccine Astra Zeneca trong trường hợp khẩn cấp. Ở Ấn Độ, vaccine này có tên Covishield.

Ảnh: FT

Ngày 8/12: Oxford và Astra Zeneca công bố nghiên cứu khoa học đầu tiên về giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3.

Ngày 11/12: Astra Zeneca công bố hợp tác với một nhà sản xuất vaccine COVID-19 của Nga.

Ngày 30/12: Anh phê duyệt sử dụng vaccine trong tình huống khẩn cấp.

2021: Astra Zeneca kì vọng sản xuất được 2 tỉ liệu vaccine. Mỗi người sẽ cần hai mũi tiêm với mức giá 3 USD – 4 USD/ mũi. 

Chia sẻ

Theo

New York Times

Tin mới nhất