Theo đó, cơ quan kiểm dịch sẽ yêu cầu người dùng phải chụp ảnh 'sống ảo' mỗi ngày để chứng minh bản thân thực hiện cách ly an toàn.
Ứng dụng sẽ nhận dạng khuôn mặt người dùng và định vị nơi họ đang ở. Trong vòng 20 phút kể từ khi gửi thông báo kiểm tra, nếu không phản hồi lại hoặc có dấu hiệu vi phạm quy định cách ly thì người dùng có thể bị phạt nặng tới 1.000 USD (hơn 23 triệu đồng).
Về phía cảnh sát Ba Lan, họ cho biết sẽ áp dụng mức phạt 118 USD trên một người dùng vi phạm. Ở thời điểm kinh tế khó khăn và nhiều người bị mất việc như hiện nay thì mức phạt này cũng đáng để người dùng phải lo lắng nếu tái phạm nhiều lần.
Trước Ba Lan, Trung Quốc cũng từng sử dụng công nghệ tương tự để đánh giá nguy cơ nhiễm bệnh với người dân. Theo các nhà chức trách, mục tiêu của ứng dụng này là ngăn mọi người đi lung tung, lây lan virus.
Hệ thống giám sát tín hiệu điện thoại sẽ cảnh báo cho cảnh sát và nhà chức trách nếu những người thuộc diện cách ly tại nhà di chuyển ra ngoài hay tắt điện thoại. Nhà chức trách sẽ liên hệ hoặc xem xét nơi cách ly trong vòng 15 phút sau khi nhận báo cáo.
Các quan chức cũng gọi cho họ 2 lần một ngày để bảo đảm mọi người không tránh việc bị giám sát bằng cách để điện thoại ở nhà rồi ra ngoài.
Một số nơi khác tại châu Á cũng đang trong cuộc chiến ngăn chặn virus lây lan sau khi số ca nhiễm tăng vọt do người dân đi từ nước này sang nước khác.
Tại Hồng Kông, người bị cách ly sẽ phải đeo vòng tay theo dõi vị trí. Tại Singapore, chính phủ nước này dùng tin nhắn để liên lạc với người tự cách ly và những người này phải bấm vào liên kết để chứng minh đang ở nhà. Thái Lan cũng ra ứng dụng buộc mọi người đến sân bay phải tải xuống để giúp theo dõi nơi họ đã đi qua trong trường hợp nhiễm virus.
Ngoài ra, tại Hàn Quốc và Israel cũng dùng hệ thống định vị trên điện thoại để xem những người mắc Covid-19 có lây cho người khác hay không.