Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Ứng dụng bất ngờ của trí tuệ nhân tạo ở Trung Quốc: Nhận diện gấu trúc

Với trí tuệ nhân tạo, Trung Quốc kì vọng có thể bảo tồn và bảo vệ tốt hơn loại gấu trúc, vốn chỉ còn một số lượng cá thể rất nhỏ.

Với “đồng phục” đen trắng, những chú gấu trúc khá khó nhận diện, ít nhất, đối với mặt người. Vì lý do này, các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc đã phát triển một ứng dụng nhận diện khuôn mặt dựa vào trí tuệ nhân taọ (AI) có thể nhận diện được gấu trúc.

Ứng dụng này hiện đang có tại một tổ chức có tên Chengdu Research Base of Giant Panda Breedin ở miền tây bắc Trung Quốc nơi khách viếng thăm có thể sử dụng nó để xác định bất kì chú gấu trúc nào trong số hàng chục chú gấu trúc đang được nuôi giữ đồng thời tìm hiểu thông tin về chúng. Những nhà phát triển ứng dụng này hy vọng nó sẽ là một động lực phát triển các giới khoa học, những người có thể dùng chúng để theo dõi gấu trong tự nhiên.

“Ứng dụng và kho dữ liệu sẽ giúp chúng ta có thể thu thập được dữ liệu đa chiều và chính xác hơn về dân số, mật độ, tuổi, tỷ lệ giới tính, ngày sinh và ngày qua đời của gấu trúc trong tự nhiên vốn vẫn sống ở các vùng núi sâu, xa và khó theo dõi,” Chen Peng, một nhà nghiên cứu chia sẻ với Xinhua News.

“Nó chắc chắn sẽ giúp cải thiện tính hiệu quả trong việc bảo tồn và quản lý động vật,” Chen nói thêm. Những nỗ lực trong vài năm gần đây đã giúp dân số gấu trúc tăng trở lại. Dù vậy, con số hiện tại vẫn khá nhỏ, dưới 2.000 chú, tất cả đều được tìm thấy ở vùng núi Trung Quốc.

Giống các hệ thống nhận diện khuôn mặt khác, ứng dụng được phát triển dựa trên một số lượng lớn ảnh gấu trúc. Khoảng 120.000 tấm hình và hàng chục nghìn video được dùng để “huấn luyện” thuật toán. Thuật toán này sẽ chú ý đến nhiều đạc điểm, bao gồm hình miệng, kích thước tai và vết trên mắt để xác định gấu trúc.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất