Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Từ chuyện Công Phượng bị cầu thủ Malaysia đánh nguội 'dã man': Vì sao khó áp dụng V.A.R tại AFF Cup 2018?

Bên cạnh các vấn đề về quan điểm, công nghệ là một rào cản lớn để áp dụng V.A.R tại AFF Cup 2018.

Trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Malaysia trong khuôn khổ AFF Cup 2018 tối qua, nhiều người hâm mộ tỏ ra bức xúc trước pha đánh nguội bằng cùi chỏ vào vùng cổ Công Phượng của cầu thủ mang áo số 3 bên phía Malaysia. Nhiều người cho rằng với pha đánh nguội này, cầu thủ Shahrul Saad xứng đáng nhận thẻ từ phía trọng tài. Thế nhưng, có lẽ trong pha va chạm này, trọng tài điều khiển trận đấu đã đưa quan sát được tình huống. Thực tế nói trên khiến nhiều người thốt lên rằng ước gì AFF Cup 2018 có sử dụng công nghệ hỗ trợ trọng tài thông qua video (V.A.R).

Công Phượng bị đánh nguội trong trận gặp Malaysia tối ngày 16/11.

Dù vậy, cần phải nhìn nhận thực tế rằng việc áp dụng V.A.R tại AFF Cup là rất khó, ít nhất là với thực tế hiện tại và cách tổ chức AFF Cup 2018.

Tại World Cup 2018, giải đấu lớn đầu tiên áp dụng V.A.R, để triển khai được công nghệ này, nhóm trọng tài V.A.R cần truy xuất thông tin từ 33 camera khác nhau, 8 trong số đó là các camera quay chậm và 6 trong số đó là các camera quay siêu chậm. Bên cạnh đó, họ còn được truy xuất thông tin từ 2 camera việt vị. Mặc dù về mặt công nghệ, số lượng camera hay cơ sở vật chất nói chung có thể thay đổi, từ ví dụ của World Cup 2018, đủ để thấy lượng đầu tư lớn mỗi sân vận động cần bỏ ra để triển khai V.A.R là một thách thức lớn.

V.A.R thu hút được nhiều sự quan tâm khi triển khai tại World Cup 2018. Nó được kì vọng sẽ làm tăng tính minh bạch trong bóng đá, thế nhưng nhiều người lại cho rằng công nghệ này khiến bóng đá mất đi cảm xúc.

Việc tổ chức giải đáp tại nhiều quốc gia cũng khiến V.A.R khó thể được triển khai bởi để tiết kiệm chi phí trung tâm xử lý thông tin, thường thì một giải đấu sẽ có một trung tâm trọng tài V.A.R tập trung. Vì thế, thách thức đặt ra là hạ tầng truyền dẫn thông tin cần đạt tốc độ cao với độ nét cao. Ở World Cup 2018, tất cả các luồng thông tin camera có liên quan sẽ được chuyển từ 12 sân vận động World Cup tới VAR thông qua hệ thống cáp quang. Trọng tài trên sân và VAR sẽ liên lạc với nhau bằng một thiết bị audio kết nối bằng cáp quang.

Vì tất cả những lý do nói trên, việc áp dụng V.A.R sẽ khả thi hơn nếu tổ chức mỗi kì AFF Cup tại một quốc gia duy nhất. Dẫu sao đi nữa, các cầu thủ đội tuyển Việt Nam sẽ sớm được trải nghiệm công nghệ V.A.R tại Asian Cup 2019 sắp tới.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vũ Tuấn Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất