Telegraph đưa tin, theo công bố từ tổ chức quốc tế về Sự quay của Trái Đất và các hệ thống tham chiếu (IERS), Trái Đất hiện đang tự quay quanh trục ở vận tốc nhanh hơn bất cứ thời điểm nào trong suốt nửa thế kỷ qua.
Công bố cho biết, Trái Đất gần đây đang quay nhanh một cách bất thường, đỉnh điểm là vào hôm 19/7/2020, Trái Đất đã hoàn thành vòng quay với thời gian chỉ 1.4602 mili giây, ít hơn 86.400 giây so với thông thường, vượt xa kỷ lục ngày ngắn nhất trước đó được ghi nhận vào năm 2005.
Theo dự báo của các nhà thiên văn học, tốc độ quay của Trái đất sẽ thiết lập kỉ lục mới vào năm 2021, theo Telegraph.
Những thay đổi về độ dài của một ngày tiêu chuẩn chỉ được biết sau khi đồng hồ nguyên tử có độ chính xác cao được phát triển vào những năm 1960, kết hợp với sự ra đời của các thiết bị thiên văn tiên tiến cho phép so sánh vị trí các ngôi sao cố định trên bầu trời.
Xem thêm: iPhone 12 Pro hot không kém iPhone 12 Pro Max tại Việt Nam, có nơi giảm hơn 3 triệu đồng
Thời gian trước, tốc độ quay trung bình của Trái đất từng liên tục giảm và các máy đo thời gian đã buộc phải thêm 27 giây nhuận vào đồng hồ nguyên tử chạy từ những năm 1970 để giữ cho số liệu đồng hồ cung cấp đồng bộ.
Lần cuối cùng được thêm vào là đêm 31/12/2016, khi đồng hồ trên khắp Thế giới tạm dừng một giây để cho phép vòng quay của Trái đất bắt kịp.
Tuy nhiên, hiện nay Trái đất đang tăng tốc và có thể sẽ là lần đầu tiên người ta phải xóa một giây khỏi đồng hồ. Ước tính đến năm 2021, đồng hồ nguyên tử dự kiến sẽ tích lũy độ trễ khoảng 19 mili giây.
Tốc độ quay của Trái Đất thay đổi liên tục do chuyển động phức tạp của lõi nóng chảy, đại dương và khí quyển, tác động của Mặt Trăng, ma sát của thủy triều… Ngay cả tuyết tích tụ trên núi và tan chảy vào mùa hè cũng có thể thay đổi vòng quay.
Nhiệm vụ của các nhà khoa học tại Trung tâm giám sát vòng quay Trái Đất, có trụ sở tại Paris, là giám sát chuyển động quay của hành tinh và thông báo cho các quốc gia khi số giây nhuận phải được thêm vào hoặc lấy đi trước sáu tháng.
Tuy nhiên, đôi khi việc thêm bớt dù rất nhỏ cũng gây ra một số hệ lụy, như ảnh hưởng đến các hệ thống liên lạc và định vị vệ tinh hiện đại.
Chẳng hạn vào năm 2012, khi người ta thêm vào 1 giây bổ sung, các phần mềm Mozilla, Reddit,... đều đồng loạt xảy ra sự cố đồng thời nảy sinh một loạt vấn đề với hệ điều hành Linux và các chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java.
Tốc độ quay nhanh hơn cũng làm gia tăng mực nước biển và nguy cơ bão lũ, động đất. Các tính toán cho thấy, nếu Trái Đất quay nhanh hơn 160 km/h, những nơi cận hoặc chạy qua xích đạo như lưu vực sông Amazon, phía bắc Australia sẽ bị nhấn chìm dưới nước với độ sâu từ 9 đến gần 20m.
Xem thêm: 5 ứng dụng iOS hấp dẫn cho iPhone, iPad đang miễn phí trên App Store