Thói quen nghe nhạc đã đi được một chặng đường dài từ khởi đầu khiêm tốn.
Máy hát đĩa được Thomas Edison sáng chế vào năm 1877. Một bài báo trên NYT cùng năm đó nói phát minh máy hát đĩa “sẽ dẫn tới những thay đổi đậm nét trong thói quen xã hội.” Thế nhưng vào năm 1877, máy hát đĩa vẫn còn nhiều điểm thiếu hoàn thiện - một nhiệm vụ mà Edison sẽ còn tiếp tục khắc phục trong suốt 50 năm sau.
Nó hoạt động bằng cách tạo ra âm thanh vào một chiếc kèn trong khi đó một khối trụ bọc thiếc được xoay bằng tay cầm hoặc bánh răng. Các rung động sinh ra lắc một cây kim và ghi lại âm thanh trên giấy bạc. Đây là “khởi đầu cho ngành ghi âm - hoặc là ghi bất kì thứ gì,” NYT viết. Dù vậy, máy hát đĩa lúc đó chi rcho phép người nghe chơi nhạc đúng một lần và như bạn cũng có thể đoán được, với chất lượng không quá tốt.
Nó hoạt động bằng cách tạo ra âm thanh vào một chiếc kèn trong khi đó một khối trụ bọc thiếc được xoay bằng tay cầm hoặc bánh răng. Các rung động sinh ra lắc một cây kim và ghi lại âm thanh trên giấy bạc. Đây là “khởi đầu cho ngành ghi âm - hoặc là ghi bất kì thứ gì,” NYT viết. Dù vậy, máy hát đĩa lúc đó chi rcho phép người nghe chơi nhạc đúng một lần và như bạn cũng có thể đoán được, với chất lượng không quá tốt.
Được sáng chế bởi Emile Berliner vào năm 1888, gramophone là thiết bị đầu tiên có thể ghi âm trên đĩa phẳng và có thể sao chép.
Ban đầu, những bản ghi âm được làm bằng thuỷ tinh. Nhà phát minh của nó khẳng định đây sẽ là cách ghi âm và nghe nhạc của nhiều thập niên tiếp theo.
Đến những năm 40 của thế kỉ trước, cách nghe nhạc phổ biến nhất là thông qua radio. Radio cũng trở thành cách tốt nhất để cung cấp các nội dung giải trí hoặc phát tán thông tin. Theo NPR, mỗi gia đình Mỹ khi đó có thể nghe radio từ ba đến bốn giờ mỗi ngày.
Những năm 1950, jukebox (thiết bị đĩa quang) đạt thời kì đỉnh cao của mình với hơn 700.000 máy ở khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10 năm sau đó, sự phổ biến của nó cũng phai nhạt dần.
Trong khi radio vẫn rất phổ biến, đến giữa thế kỉ 20, những chiếc đĩa nhạc vốn được làm bằng sáp hoặc thuỷ tinh bắt đầu được thay thế bằng nhựa vinyl. Đây cũng là thời điểm nghe nhạc trở thành một thói quen cá nhân hơn một thứ cho các sự kiện xã hội hoặc gia đình.
Thiết bị 8-track không tồn tại trên thị trường quá lâu. Được phát minh bởi Bill Lear năm 1964, “Stereo 8” nhanh chóng bị “khai tử” bởi sự phổ biến bởi những chiếc máy chơi băng cassette khi được giới thiệu vào những năm 1970. Những chiếc máy này cho phép người dùng ghi âm trên cùng một thiết bị.
Năm 1981, NYT mói đài cassette là món quà được mong đợi nhất.
40 năm rước, vào ngày 1/7/1979, Walkman của Sony chính thức ra đời và trở thành thiết bị nghe băng cassette di động đầu tiên. Nó đã cách mạng cách người ta nghe nhạc. Vào thời điểm đó, một chiếc Walkman có giá khoảng 150 USD và nó nhanh chóng trở thành một trong những sản phẩm bán chạy nhất của Sony với doanh số trên 400 triệu máy.
Thế nhưng chiếc máy nghe nhạc này không phổ biến ngay vào năm 1979. Doanh số bán ra khá chậm lúc đầu. Nhờ một chiến dịch marketing trong đó Sony hỏi những người trên đường phổ Nhật bản rằng họ có thích nghe nhạc bằng Walkman không, chiếc máy này bắt đầu phổ biến.
Walkman thành công đến mức vào năm 1983, doanh số băng cassette đã vượt qua đĩa vinyl. Thế nhưng, đây cũng là thời điểm một định dạng nghe nhạc khác sắp xuất hiện: đĩa CD.
Năm 1982, CD chính thức được giới thiệu. Theo Gizmodo, ý tưởng này được ra đời trong một cuộc họp giữa hai hãng công nghệ, Philips và Sony, vào năm 1979. Cả hai đều muốn một công nghệ nhỏ, mỏng và có khả năng lưu trữ được 74 phút nội dung âm thanh.
Chiếc máy chơi CD di động đầu tiên của Sony được giới thiệu 2 năm sau đó. Discman là “chiếc máy chơi CD nhỏ và nhẹ nhất từng được sản xuất, và âm thanh của nó có thể so sánh được với bất kì model nào khác, không kể kích thước,” theo NYT. Năm 1984, bạn có thể mua nó với giá chưa đến 200 USD.
CD nhanh chóng trở thành “thiết bị giải trí cho nhà có tốc độ tăng trưởng cao nhất lịch sử,” theo Greg Milner. Doanh số CD vượt qua đĩa vinyl vào năm 1988 và vượt qua cassette vào năm 1991. Đỉnh cao của định dạng này đến vào năm 2000 với doanh số gần 2,5 tỉ đĩa CD trên toàn thế giới.
Kỉ nguyên số đánh dấu sự kết thúc của CD. Napster đã phổ biến định nghĩa MP3 và lần đầu tiên cho phép người dùng Internet tải và chia sẻ nhạc miễn phí. Dịch vụ ngang hàng này đã bị kiện bởi Hiệp hội Ghi âm Mỹ và đóng cửa năm 2001.
Cú thúc tiếp theo của kỉ nguyên số đến vào tháng 11 năm 2001 khi Apple CEO Steve Jobs giới thiệu chiếc iPod với giá 399 USD. Lúc đó, iPod có thể lưu được 1.000 bài nhạc.
Kể từ năm 2001, Apple đã giới thiệu 5 dòng iPod khác nhau là Classic, Mini, Nano, Shuffle, và Touch. Apple cũng ra mắt iTunes, trình chơi nhạc số, vào năm 2003.
Thế kỉ 21 là kỉ nguyên của YouTube, các dịch vụ radio Internet như Pandora và các dịch vụ streaming nhạc như Apple Music hay Spotify. Spotify theo đó hiện tại có hơn 100 triệu người đăng kí trả phí để nhe nhạc. Mặc dù doanh số nhạc số tăng lên hàng năm, sự chuyển đổi này cũng lấy đi của ngành công nghiệp thu âm hàng tỉ USD.