CNN đưa tin, khi một quả cầu lửa thắp sáng cả bầu trời Vương quốc Anh và Bắc Âu ngày 28/2, những mảnh vỡ của nó có thể nắm giữ bí mật về sự sống trên Trái đất.
Cụ thể, quả cầu lửa này là một loại thiên thạch siêu quý hiếm. Các mảnh vỡ của nó được tìm thấy trên con đường ở Cotswolds, ở Tây Nam nước Anh.
Một mảnh thiên thạch nặng khoảng 300g đã được các nhà khoa học thu thập được từ thị trấn Winchcombe, Gloucestershire, Anh hôm 3/3.
Xem thêm: Đây là siêu phẩm iPhone 13 Pro mà Apple sẽ ra mắt vào cuối năm nay?
Những mảnh vỡ từ thiên thạch siêu quý hiểm này có thể cung cấp câu trả lời về lịch sử ban đầu của hệ Mặt trời và sự sống trên Trái đất.
"Tôi đã bị sốc khi nhìn thấy quả cầu lửa lao xuống từ bầu trời và ngay lập tức biết đây là một thiên thạch quý hiếm, một sự kiện hoàn toàn độc đáo", Tiến sĩ Richard Greenwood, người chuyên nghiên cứu về Khoa học hành tinh tại Đại học Mở (Open University). Ông cũng là nhà khoa học đầu tiên xác định và đưa ra những thông tin cần thiết về thiên thạch.
Một nhóm các nhà khoa học từ khắp Vương quốc Anh hiện đang tìm kiếm phần còn lại của khu vực mảnh thiên rơi để tìm thêm các mảnh vỡ, bao gồm các nhà khoa học từ Đại học Glasgow, Đại học Manchester, Đại học Mở, Đại học Plymouth và Đại học Hoàng gia London.
Các nhà khoa học cho biết, thiên thạch được hình thành từ hợp chất chondrite cacbon. Đây là một trong số các vật chất nguyên thủy nhất trong hệ Mặt Trời. Nó chứa chất hữu cơ và axit amin - những thành phần quan trọng của sự sống.
Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh (London), do mảnh vỡ được nhanh chóng thu thập nên trong tình trạng còn tốt và chưa bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, gần như có thể so sánh với các mẫu vật thu thập từ không gian.
Đại diện bảo tàng cho biết, có khoảng 65.000 thiên thạch rơi xuống Trái đất, nhưng chỉ khoảng hơn 1.200 được phát hiện trong khi đang rơi, và chỉ 51 mảnh vỡ thu thập được chứa hợp chất chondrite cacbon.
“Phần lớn các thiên thạch rơi xuống Trái Đất đến từ các tiểu hành tinh, những mảnh vụn còn sót lại từ quá trình hình thành của hệ Mặt Trời. Nó có thể giúp chúng ta biết các hành tinh như Trái Đất hình thành như thế nào”, Ashley King, nhà khoa học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London nói.
Các thiên thạch lâu đời hơn bất kỳ loại khoáng thạch nào trên Trái Đất. Theo đại diện bảo tàng, chúng thường chu du trong vũ trụ hàng nghìn năm, trước khi bị lực hấp dẫn của Mặt Trời hoặc Trái Đất hút vào.
Xem thêm: Đây là thời điểm sự sống trên Trái Đất sẽ hoàn toàn chấm dứt