Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Thăng trầm của iTunes, phần mềm huyền thoại và bị ghét nhất của Apple

iTunes, phần mềm từng được xem là một cuộc cách mạng hoá trong ngành công nghiệp âm nhạc sau khi ra mắt vào năm 2001, đã có một thời kì vàng son. Thế nhưng, vào năm 2019, mọi thứ dường như đã kết thúc.

Với macOS 10.15 Catalina, chức năng chính của iTunes sẽ được tách ra thành ba ứng dụng riêng biệt là Music, TV và Podcasts. Thông tin vừa được Apple đưa ra trên sân khấu sự kiện WWDC 2019 diễn ra vào đêm qua (giờ Việt Nam) đã chính thức đặt dấu chấm hết cho gần hai thập niên vai trò của iTunes trong hệ sinh thái Apple. Việc đồng bộ hoá các thiết bị của người dùng sẽ được thực hiện thông qua Finder với các chức năng như sao lưu, cập nhật và khôi phục được thực hiện trực tiếp nhờ các thanh công cụ được đặt cả thanh công cụ bên cạnh (Mặc dù sẽ không còn xuất hiện trên Mac, iTunes trên Windows được cho là vẫn được duy trì).

Giao diện iTunes ngày ấy, bây giờ.

Có lẽ sẽ không có nhiều người cảm thấy tiếc nuối như sự hỗn độn của iTunes bị Apple “khai tử”, thế nhưng, có thể bạn cũng sẽ bất ngờ khi biết chính cách tiếp cận theo kiểu bỏ tất cả vào một giỏ này đã tạo ra thành công ban đầu của nó. iTunes là giao diện của chiến lược tạo ra kho nội dung số (Digital Hub) của Apple mà Steve Jobs đã giới thiệu từ năm 2001. Chiến lược này hình dung Mac như một cổng thông tin nằm tại vị trí trung tâm đời sống số của con người, là điểm kết nối máy ảnh số, máy chơi nhạc và các thiết bị cầm tay khác.

Điều này trở thành triết lý cho sự phát triển của iTunes, phần mềm chứa tất cả các thông tin giải trí của bạn. iTunes hỗ trợ video từ tháng 5 năm 2005, Podcasts vào tháng 6 năm 2005 và Books vào tháng 1 năm 2010. Cùng việc hỗ trợ quản lý trình chơi nhạc trên iPod, iTunes cũng trở thành phần mềm có trên mọi chiếc iPhone. Theo đó, cho tới tận phiên bản iOS 5, người dùng vẫn phải sử dụng ứng dụng này để kích hoạt điện thoại cũng như để cài và quản lý các ứng dụng.

Thế nhưng, cũng chính từ cách tiếp cận này mà iTunes từ một phần mềm hữu ích trở thành một phần mềm cực kì rối rắm và lúc nào cũng “đòi” thực hiện cập nhật. Apple thậm chí cũng thừa nhận điều này bằng cách nói đùa trong sự kiện WWDC rằng hãng này đang cân nhắc thêm vào lịch năm, trình duyệt web và tính năng email cho phần mềm này, trước khi quyết định khai tử nó.

Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết iTunes là một phần mềm chơi nhạc có trước cả khi nhạc trực tuyến cùng tên gọi và chiếc iPod. Khi Apple lần đầu tiên giới thiệu iTunes, hãng này quảng cáo nó với hình ảnh một thiết bị có thể dùng để sao chép nhạc đến các dòng máy nghe nhạc phổ biến. Thế nhưng, chính từ sự tích hợp chặt chẽ của ba cột trụ tính năng này đã khiến iTunes trở thành một phần mềm không thể thiếu. Bạn có thể mua một bài nhạc với giá 0,99 USD, sao chép một số bài nhạc từ những chiếc đĩa CD, xếp chúng vào một playlist và nhanh chóng đồng bộ nó vào một chiếc iPod, tất cả đều thông qua phần mềm này. Apple biết rõ rằng người dùng sẵn sàng bỏ tiền mua nhạc thay vì dùng “chùa” nếu quá trình mua nhạc đủ tiện lợi và thành công của iTunes Store chứng tỏ rằng Apple đã đúng.

iTunes có mỗi lương duyên hoàn hảo với iPod.

Những năm đầu, iTunes đóng vai trò là một trung tâm thông tin tuyệt vời cho chiếc iPod, cùng với đó là một kho nhạc đầy những cái tên nổi tiếng. Phần mềm này lần đầu ra mắt trên máy tính Mac vào tháng 1 năm 2011, trước khi iPod được trình làng vào tháng 10 cũng năm. Đến tháng 2 năm 2003, iTunes Store mới được đưa vào hoạt động với kho nhạc ban đầu 200.000 bài nhạc và mãi phải tới tháng 10 năm 2003, iTunes mới cập cảng Windows, cho phép người dùng không dùng máy tính Mac cũng có thể mua nhạc từ Apple và đồng bộ chúng với iPod.

Và khi iTunes có mặt trên hệ điều hành lớn nhất trên thế giới, iPod cũng biến đổi từ một phụ kiện dành riêng cho người dùng Mac thành một chiếc máy nghe nhạc mà ai cũng có mong muốn sở hữu. Hỗ trợ Windows cũng đồng nghĩa với việt thiết bị có thể giúp bạn “để 1.000 bài nhạc trong túi quần” cũng cất cánh và trở thành một trong những thiết bị thành công nhất của “táo khuyết.”

iTunes trở thành một hình mẫu cho thấy cách người dùng có thể tải về các nội dung đa phương tiện một cách hợp pháp đồng thời mang đến cho người dùng cách trả tiền mua nhạc thậm chí dễ hơn tải về từ những trang chia sẻ thông tin. Nhờ hệ sinh thái iPod và iTunes, Apple trở thành một cái tên mà ngành âm nhạc truyền thống rất… ghét. Với việc bán các bài nhạc lẻ với giá 0,99 USD, Apple bị nhiều nghệ sỹ vào hãng đĩa cáo buộc là kể lột trần giá trị âm nhạc. Tổng doanh thu cho ngành âm nhạc rớt xuống mức 15 tỷ USD vào năm 2012. Trong khi đó, ở thời kì đỉnh cao của âm nhạc vật lý, doanh thu của ngành này ở mức 20 tỷ USD trong năm 2003.

iPhone thay thế Mac trong vai trò “cửa ngõ” thông tin với người dùng Apple.

Dù thế, sự ra đời của hình thức streaming khiến việc mua đứt nhạc của iTunes lỗi thời. Điểm mạnh cốt lõi cỉa iTunes nằm ở việc tổ chức và quản lý thư viện nhạc không còn cần thiết khi người dùng có thể streaming nhạc từ điện toán đám mây bất kì lúc nào họ muốn với một mức phí không đổi hàng tháng. Khi iTunes ra mắt vào năm 2001, Apple tự hào với khả năng sao chép, tổ chức, chơi nhạc và ghi nhạc ra đĩa. Giờ thì việc sắp xếp nhạc duy nhất là người dùng có thể tạo playlist trên Spotify hay Apple Muisc.

Sự thành công của iTunes dù vậy không bị nói quá. Nó vượt qua được tắt cả các phần mềm nghe nhạc cùng thời. Người dùng Windows 10 thậm chí tìm kiếm về iTunes trong Windows Store đến mức Microsoft phải thuyết phục Apple đưa nó lên Windows hồi năm ngoái. Thế giới đã đổi thay và vì thế chẳng gì có thể đứng yên một chỗ.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất