Trong một bài viết dạng chia sẻ quan điểm trên New York Times, người đồng sáng lập Facebook Chris Hughes từng chỉ trích Facebook và CEO của nó vì những ảnh hưởng “ngày càng leo thang” trên vấn đề chia sẻ tin tức, sử dụng dữ liệu cá nhân và cách hàng tỷ người liên lạc mỗi ngày. Hughes đồng thời kêu gọi chính phủ liên bang hành động để quản lý sức mạnh của mạng xã hội lớn nhất hành tinh.
Tham vọng thống trị của Facebook được thể hiện rõ nét trong câu chuyện Hughes chia sẻ từ năm 2006 khi Yahoo đưa ra lời mời gọi thâu tóm Facebook với giá 1 tỷ USD. Thương vụ này theo đó có thể biến Mark Zuckerberg và nhiều người khác thành triệu phú và Hughes tiết lộ ‘gần như tất cả mọi người ở Facebook” đều mong muốn CEO chấp nhận nó.
Thế nhưng, Mark Zuckerberg lúc bất giờ khẳng định anh không muốn làm việc dưới chướng bất kì ai và đã từ chối lời đề nghị của Yahoo.
“Mark chưa từng có một ông chủ thực sự nào và dường như lúc nào cũng cảm thấy không thích viễn cảnh này,” Hughes chia sẻ trên The New York Times. Ở thời điểm Yahoo đưa ra lời đề nghị thâu tóm, Mark Zuckerberg thực tế với chỉ 22 tuổi. Lúc bấy giờ, Facebook mới chỉ được gần hai tuổi cùng doanh thu đạt mốc 20 triệu USD. Thực tế, so với thành công của Facebook ở thời điểm hiện tại, nhiều người sẽ cho rằng quyết định cyar Mark Zuckerberg là hoàn toàn chính xác.
Khi Facebook chào bán của phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2012, giá trị cổ phiếu Chris Hughes nắm giữ có giá trị gần như tương đương với số tiền Yahoo đề nghị để mua lại Facebook vào hơn 6 năm trước. Mặc dù Hughes không còn làm việc tại Facebook trong hơn một thập niên qua, tuy nhiên anh chia sẻ rằng mình cảm thấy “giận dữ và có trách nhiệm” trong việc giúp mọi người nhận được những nguy hiểm tiềm tàng về sự thống trị của Facebook.
“Mark có thể chưa từng có một người sếp nào nhưng anh ta cần để tâm đến vẫn đề quyền lực,” Hughes viết. “Chính phủ Mỹ cần làm hai điều: phá vỡ thế độc quyền của Facebook và điều hành công ty này theo cách nó phải chịu trách nhiệm với người dùng.”