Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Smartwatch trong cuộc đua chăm sóc sức khỏe

Trần Nhựt Nam - CTV Theo dõi Saostar trên google news

Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến khó lường, một chiếc smartwatch có thể hoạt động như máy đo thân nhiệt, nồng độ oxy trong máu… để sẵn sàng phát tín hiệu cảnh báo khi có dấu hiệu bất thường chính là giải pháp được nhiều người tìm đến.

Thị trường thiết bị thiết bị đeo thông minh trên toàn cầu dự kiến ​​đạt 46,6 tỷ USD vào năm 2025, so với 18,4 tỷ USD vào năm 2020. Gartner ước tính, chi tiêu của người dùng trên toàn thế giới cho thiết bị đeo thông minh sẽ tăng 18,1% vào năm nay so với năm vừa rồi.

Smartwatch trong cuộc đua chăm sóc sức khỏe Ảnh 1

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, không có gì đáng ngạc nhiên khi sự quan tâm của người tiêu dùng đối với thiết bị đeo thông minh ngày càng tăng vọt.

Với những tính năng theo dõi sức khỏe ngày càng được cải tiến và nâng cao, smartwatch như một công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc theo dõi sức khỏe hằng ngày, để người đeo có thể biết được những thay đổi bất thường của sức khỏe kịp thời và có giải pháp thích hợp.

Trợ lý sức khỏe nhỏ gọn trên cổ tay

Nổi lên từ năm 2012, thiết bị đeo thông minh (Wearable Devices), trong đó đặc biệt là smartwatch nhận được nhiều quan tâm của người dùng cũng như các nhà sản xuất.

Không giống như đồng hồ truyền thống khi chỉ gói gọn trong việc hiển thị thông tin ngày giờ và là một món trang sức để thể hiện đẳng cấp người đeo, công dụng của smartwatch rõ ràng vượt trội hơn hẳn.

Smartwatch trong cuộc đua chăm sóc sức khỏe Ảnh 2
Ngoài việc trở thành một món phụ kiện thời trang hay chỉ để xem giờ, smartwatch nay còn được tiếp thêm sức mạnh với các cảm biến chỉ số sức khỏe.

Từ nghe gọi, nhắn tin, giải trí, cho đến theo dõi tập luyện và chăm sóc sức khỏe,… tất cả đều có thể được người đeo thực hiện được ngay trên chiếc smartwatch nhỏ gọn trên cổ tay của mình.

Với cảm biến được tích hợp bên trong, smartwatch có khả năng ghi nhận và gửi thông tin thu thập được cho ứng dụng phân tích, xử lý và cho ra ngay những biểu đồ để người dùng tham khảo, điều chỉnh hành vi sinh hoạt, ăn uống, luyện tập có lợi cho sức khỏe. Nhờ vào dữ liệu ghi nhận được, những thay đổi bất thường sẽ được phát hiện trước cả khi triệu chứng thể hiện ra bên ngoài.

Smartwatch trong cuộc đua chăm sóc sức khỏe Ảnh 3
Smartwatch sẽ cho người dùng cái nhìn chi tiết và khoa học về sức khoẻ, thay vì chỉ cảm nhận theo cách khách quan.

Smartwatch giờ đây không chỉ được dùng để xem giờ hay xem thông báo bị động nữa, nó còn là thiết bị có khả năng kết nối liền mạch hoặc hoặc động độc lập, đưa ra các lời khuyên hữu ích về sức khỏe và thậm chí có thể giúp bạn cải thiện chúng thông qua các phân tích, gợi ý và chế độ tập luyện/đua tranh.

Vật bất ly thân của nhiều người trong đại dịch

Để có được những tiến bộ vượt bậc về công nghệ theo dõi sức khỏe như hiện nay, smartwatch đã trải qua quãng thời gian phát triển gần 10 năm - một con số không hề nhỏ.

Trước đây, ngành công nghiệp smartwatch mới chỉ dừng lại ở việc theo dõi những chỉ số cơ bản về giấc ngủ, bước chạy và nhịp tim. Thiếu đi khả năng đưa ra những chỉ số tổng quan vốn rất quan trọng trong luyện tập sức khỏe như chỉ số thành phần cơ thể (BIA), qua đó giúp người dùng điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện của mình để hướng tới một cơ thể khoẻ mạnh hơn.

Smartwatch trong cuộc đua chăm sóc sức khỏe Ảnh 4
Galaxy Watch4 Series mang đến cho người dùng một trải nghiệm chăm sóc sức khỏe đúng nghĩa với cảm biến BioActive.

Tuy nhiên, với sự xuất hiện của Galaxy Watch4 Series, khả năng theo dõi sức khoẻ trên smartwatch đã có một bước tiến lớn. Không chỉ biết được nồng độ oxy trong máu (SpO2), nhịp tim, nhịp thở, chất lượng giấc ngủ hay mức độ căng thẳng,... người dùng giờ đây còn có thể nắm được các chỉ số cơ thể một cách chi tiết tỉ mỉ với độ chính xác cao.

Thông qua hệ thống sinh trắc học mới mang tên BIA (BioActive) - công nghệ mới này của Samsung sẽ sử dụng một con chip duy nhất để chạy đồng thời ba cảm biến sức khỏe, bao gồm: Cảm biến nhịp tim quang học (Optical Heart Rate); Điện tâm đồ và phân tích trở kháng điện sinh học (Electrical Heart and Bioelectrical Impedance Analysis) – để người dùng có thể theo dõi huyết áp, phát hiện nhịp tim bất thường (loại Afib), đo nồng độ oxy trong máu (blood oxygen level); và phân tích các thành phần trong cơ thể - tính năng lần đầu có trên smartwatch.

Chỉ trong 15 giây thực hiện tác vụ, cảm biến của đồng hồ sẽ ghi nhận 2.400 điểm dữ liệu, từ đó người dùng có thể hiểu sâu hơn về tình trạng sức khỏe của mình, với các chỉ số chính như khối lượng cơ xương, tỷ lệ trao đổi chất cơ bản, khối lượng nước và tỷ lệ mỡ trong cơ thể của mình.

Smartwatch trong cuộc đua chăm sóc sức khỏe Ảnh 5
Từ tỷ lệ cơ xương, khối lượng chất béo, lượng nước cho đến chỉ số trao đổi chất BMR,… tất cả đều được cung cấp để người dùng có thể nắm bắt một cách tường tận về sức khỏe bản thân.

Như một trợ lý sức khỏe nhỏ gọn trên cổ tay, Watch4 Series còn đưa ra phương án điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện một cách hiệu quả thông qua bức tranh tổng thể về giấc ngủ với nhiều thông tin chi tiết hơn các dòng trước và đưa ra các gợi ý để người đeo thu xếp nghỉ ngơi tốt hơn.

Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 vẫn có những diễn biến khó lường, nhu cầu tự theo dõi sức khỏe để có giải pháp kịp thời lại càng được quan tâm. Một chiếc smartwatch có thể hoạt động như máy đo nhịp tim, huyết áp, thân nhiệt, nồng độ oxy trong máu… để sẵn sàng phát tín hiệu cảnh báo khi có dấu hiệu bất thường chính là giải pháp được nhiều người tìm đến lúc này.

Đây cũng là lý do các thiết bị đeo hỗ trợ luyện tập thể thao giúp nâng cao sức khỏe cũng như theo dõi tình trạng cơ thể, đang trở thành vật bất ly thân của nhiều người trong đại dịch.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Trần Nhựt Nam - CTV

Được quan tâm

Tin mới nhất