Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Sau cái chết của Sulli, Hàn Quốc xem xét lại đạo đức báo chí và cách truyền thông đưa tin về idol

Sau cái chết của Sulli, vấn đề đạo đức báo chí và cách truyền thông đưa tin về cuộc sống của các ngôi sao đang được đem ra mổ xẻ và xem xét lại tại Hàn Quốc.

Theo tờ Korea Herald, thời gian gần đây, vấn đề đạo đức báo chí và cách truyền thông đưa tin về cuộc sống của các ngôi sao đang được đem ra mổ xẻ và xem xét lại sau cái chết của nữ ca sĩ kiêm diễn viên Sulli.

Cụ thể, theo Giáo sư Yoon Ji Ji-yeong tại Viện Văn hóa và Hình thể tại Đại học Konkuk, Quốc hội Hàn Quốc nên quyết định xem xét lại luật đạo đức báo chí hiện nay vì ngành công nghiệp này đã cố tình “thương mại hóa” đời tư các ngôi sao nữ.

Sulli

Việc Sulli thường xuyên chịu sự chỉ trích của cộng đồng mạng, một phần có liên quan đến việc truyền thông luôn cố “bươi móc” đời tư của nữ ca sĩ quá cố.

Những tin đồn vô căn cứ về Sulli thường được các tờ báo săn đón và lan truyền trên các phương tiện truyền thông. Khi các cuộc tranh luận càng được chú ý, các hãng tin sẽ càng tiếp tục đưa tin nhiều hơn về nữ ca sĩ, khiến các bình luận cực đoan của khán giả lại càng xuất hiện nhiều hơn.

Choi Jin-bong, giáo sư ngành Truyền thông tại Đại học Sungkonghoe, cho biết: “Báo chí tạo ra một vòng lẩn quẩn và cố khuếch những đại tin đồn, thậm chí đi kèm các định kiến và bình luận ác ý.”

Theo giáo sư Choi, ông nghĩ Hàn Quốc không nên kiểm soát quyền tự do báo chí, nhưng các cơ quan truyền thông cần thiết lập một hệ thống giám sát và lọc ra những nội dung mang tính khiêu khích.

Sulli

Trước khi qua đời, Sulli thường là mục tiêu của các bình luận ác ý trên mạng.

Cũng theo tờ Korea Herald, các chính trị gia Hàn Quốc hiện đang chuẩn bị thảo luận “Đạo luật Sulli” trước Quốc hội vào đầu tháng 12 năm nay. Dự kiến, dạo luật này sẽ yêu cầu người dùng phải sử dụng danh tính thật khi online, cùng với đó là những quy định chặt chẽ để bảo vệ những người nổi tiếng, bao gồm cấm hành vi phân biệt đối xử hay xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

Korea Herald cho biết, từ năm 2007, một số dự luật nhằm chống phân biệt đối xử đã được trình lên Quốc hội Hàn Quốc, song chưa bao giờ được thông qua do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ. Tuy nhiên, sau cái chết của Sulli, cộng đồng người hâm mộ Sulli nói riêng và những người đang đấu tranh chống lại các bình luận ác ý trên mạng nói chung, vẫn dự đoán khả năng luật sẽ được thông qua khá cao.

Sulli

Các chính trị gia Hàn Quốc hiện đang chuẩn bị thảo luận “Đạo luật Sulli” trước Quốc hội vào đầu tháng 12 năm nay.

Sulli (tên thật Choi Jin ri) là nữ ca sĩ kiêm diễn viên nổi tiếng tại Hàn Quốc. Cô đã ra đi mãi mãi ở tuổi 25, vào hôm 14/10.

Nữ ca sĩ tự tử bằng cách treo cổ bởi sợi dây đèn, nguyên nhân được đoán là do trầm cảm. Trước khi qua đời, Sulli thường là mục tiêu của các bình luận ác ý trên mạng, do đó người hâm mộ đoán rằng đây là lý do chính khiến nữ diễn viên gặp áp lực, dẫn tới sự việc đau lòng.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Duy Huỳnh

Được quan tâm

Tin mới nhất