Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Sau vụ việc Sulli, Hàn Quốc đề xuất dự luật buộc trường học và cơ quan dạy về chống bắt nạt trực tuyến

Dự luật này được đề xuất để ngăn chặn các vụ tai nạn thương tâm xảy ra do những bình luận ác ý trên mạng tương tự như vụ việc của Sulli.

Theo tờ KoreaHerald, một nhà lập pháp Hàn Quốc mới đây vừa đề xuất một dự luật sửa đổi với mục đích thúc đẩy việc sử dụng mạng một cách tích cực, đồng thời chống lại nạn bắt nạt trực tuyến thông qua các chương trình giáo dục trong trường học và nơi làm việc.

Cụ thể, tại cuộc họp báo được tổ chức bởi Quốc hội Hàn Quốc vào thứ Ba vừa qua, bà Kim Su-min của Đảng Bareun Mirae cho biết đã soạn thảo đề xuất sửa đổi “Đạo luật Khung về tin học quốc gia Hàn Quốc” bằng cách đưa các chương trình giáo dục trong trường học và nơi làm việc về sử dụng mạng một cách tích cực.

Sulli

Sau cái chết của Sulli, Hàn Quốc đề xuất dự luật bắt buộc trường học và cơ quan dạy về chống bắt nạt trực tuyến.

“Dự luật được đề xuất để ngăn chặn các vụ tai nạn thương tâm xảy ra do những bình luận ác ý trên mạng”, bà Kim cho biết. “Đã đến lúc khu vực chính phủ phải hỗ trợ một chiến dịch từ lâu đã được thúc đẩy trong khu vực tư nhân.”

Đề xuất sửa đổi của bà Kim được đưa ra sau khi Min Byoung-chul, giáo sư Đại học Hanyang, người đi đầu trong phong trào chống bắt nạt trực tuyến với tư cách là chủ tịch của Tổ chức Sunfull, đưa ra ý tưởng.

“Bất cứ khi nào những người nổi tiếng bị tấn công bởi các bình luận ác ý trên mạng, thì có rất nhiều người công khai lên tiếng về việc đưa ra các biện pháp hiệu quả hơn. Chúng ta nên thực hiện các chương trình chống bắt nạt trực tuyến thường xuyên để ngăn chặn những bình luận tiêu cực trên mạng có thể đe dọa đến những người vô tội”, giáo sư Đại học Hanyang - Min Byoung-chul chia sẻ.

Sulli

Trước khi qua đời, Sulli thường là mục tiêu của các bình luận ác ý trên mạng.

Cách đây 2 tuần, đất nước Hàn Quốc đã chìm trong nỗi bi thương khi biết nữ ca sĩ nổi tiếng Sulli đã chọn cách tự tử để giải thoát. Sulli thường là mục tiêu của các bình luận ác ý trên mạng, do đó người hâm mộ đoán rằng đây là lý do chính khiến nữ diễn viên gặp áp lực, dẫn tới tự tử.

Theo đề xuất sửa đổi của bà Kim, các cơ quan công cộng, trường học và doanh nghiệp nhà nước bắt buộc phải thực hiện các chương trình giáo dục để chống lại nạn bắt nạt trực tuyến một cách thường xuyên. Ngoài ra, kết quả của chương trình giáo dục này sẽ được phản ánh trong đánh giá quản lý của các tổ chức liên quan.

Tổ chức Sunfull (Sunfull Foundation) được thành lập năm 2007, với mục tiêu giảm bớt những lời lẽ xúc phạm nặc danh trên mạng. Cứ mỗi tháng, nhóm này dành ra một ngày để khuyến khích học sinh và sinh viên viết những thông điệp tốt đẹp trên Internet.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Duy Huỳnh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc