Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

PewDiePie: Từ chàng trai bán xúc xích để theo đuổi đam mê đến ông hoàng YouTube

Từ anh chàng bán bánh mì kẹp xúc xích đến ông hoàng YouTube, Felix lột xác thành PewDiePie như thế nào?

Felix Kjellberg với nghệ danh PewDiePie, là một trong những YouTuber sở hữu độ nổi tiếng và thu nhập cao nhất của nền tảng này. Forbes đã ước tính PewDiePie kiếm được 13 triệu USD trong năm 2019, nhưng Pew đã xác nhận con số này lên đến 25 triệu USD trong một video gần đây.

Được sinh ra vào ngày 24/10/1989 tại  thành phố Gothenburg ở phía tây nam Thụy Điển, Felix đã có niềm đam mê mãnh liệt với trò chơi điện từ mặc dù cha mẹ anh lại không mấy ủng hộ việc này. 

Từ Felix Kjellberg thành PewDiePie: Từ chàng trai bán xúc xích để theo đuổi đam mê đến ông hoàng YouTube Ảnh 1
Ảnh: Vincent Sandoval/WireImage

Lớn lên, Felix theo học ngành kinh tế công nghiệp và quản lý công nghệ của Đại học Công nghệ Chalmers. Tuy nhiên, anh quyết định thôi học vào năm 2011 do không mấy mặn mà với ngành học mình lựa chọn và không thể giao tiếp được với ai. 

Vào năm 2010, lúc còn ở trường, Felix đăng ký một tài khoản YouTube mang tên “PewDiePie”. Sau khi bỏ học, Felix quyết tâm tạo dựng sự nghiệp bằng kênh YouTube của mình, tuy chẳng mấy ai công nhận YouTuber là một nghề khả thi vào thời điểm đó.

Thêm vào đó, cha mẹ anh đã từ chối hỗ trợ tài chính sau khi anh quyết định bỏ học. Để có thể duy trì giấc mơ YouTube của mình, Felix đã phải bán bánh mì kẹp xúc xích và những bức tranh mình thiết kế.

Từ Felix Kjellberg thành PewDiePie: Từ chàng trai bán xúc xích để theo đuổi đam mê đến ông hoàng YouTube Ảnh 2
Ảnh: YouTube/PewDiePie

Vào những ngày đầu, kênh PewDiePie chỉ có những video anh tự bình luận trong lúc chơi game của mình. Anh nhận thấy những video chơi game kinh dị của mình thường được xem nhiều hơn và nhiều người thích thú với phản ứng 'thái quá' của anh trong đó.

Một trong những video đầu tiên trở nên nổi tiếng là video anh chơi game “Minecraft”. Những trò hề và lời bình luận của anh đã đem về hơn 12 triệu lượt xem cho video và con số này vẫn còn đang tăng lên. 

Khi anh dần trở nên nổi tiếng trên YouTube, Felix đã gặp người vợ tương lai của mình, Marzia Bisognin. Marzia sau đó đã gửi mail cho Felix để nói rằng video của anh rất hài hước và cả hai đã quen nhau từ khi đó. Cô cũng đã tạo một kênh YouTube cho riêng mình với tên “CutiePieMarzia” vào năm 2012.

Vào tháng 12/2011, PewDiePie đã đạt 60,000 lượt đăng ký và từ bỏ quầy hot-dog của mình. Cùng dạo đó, PewDiePie đã tạo nên cách chào tạm biệt riêng cho mình: “fist bump” khán giả thông qua camera và câu nói “hãy luôn tuyệt vời nhé.”

Từ Felix Kjellberg thành PewDiePie: Từ chàng trai bán xúc xích để theo đuổi đam mê đến ông hoàng YouTube Ảnh 3
Ảnh: Youtube/PewDiePie

Về sau, Felix đã thêm thắt cho kênh của mình bằng những series vlog hàng tuần tên “Fridays with PewDiePie.” Vào tháng 07/2012, PewDiePie đạt được 1 triệu lượt đăng ký và tham gia vào mạng lưới YouTube tên Maker Studios cùng năm đó.

Dù vậy, những bình luận của Felix trong video chơi game của anh lại gây nhiều tranh cãi. Trong năm 2012, Felix bị chỉ trích vì nói những câu đùa về vấn đề hiếp dâm và coi những vụ tấn công tình dục là bình thường. Vào tháng 10 cùng năm, anh đã đăng lên tài khoản Tumblr lời hứa sẽ không nói về những vấn đề đó nữa và xin lỗi nếu như đã làm tổn thương người khác.

Vào tháng 08/2013, PewDiePie trở thành kênh được đăng ký nhiều nhất trên YouTube. Anh đã vượt mặt Smosh Brothers để đạt được danh hiệu đó và họ đã cùng làm video để ăn mừng ông hoàng mới của YouTube. Cuối năm 2013, PewDiePie đã sở hữu gần 19 triệu lượt đăng ký.

Từ Felix Kjellberg thành PewDiePie: Từ chàng trai bán xúc xích để theo đuổi đam mê đến ông hoàng YouTube Ảnh 4
Ảnh: YouTube/PewDiePie

Mức độ nổi tiếng của Felix dần trở nên rõ ràng hơn khi những game kinh phí thấp, ít được biết đến đã chứng kiến sự gia tăng doanh thu khi xuất hiện trong video của anh, tiêu biểu là game “Goat Simulator” và “I Am Bread.”

Vào năm 2014, PewDiePie là một trong những kênh YouTube đầu tiên tắt tính năng bình luận trên video của mình. Anh cho rằng phần có quá nhiều bình luận xấu và trêu chọc khiến anh không thể trò chuyện với fan của mình.

Cho tới năm 2014, Felix có thu nhập khoảng 7.4 triệu đô la, tăng 3 triệu đô so với năm trước đó. Điều này chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của kênh YouTube chỉ trong vòng bốn năm. Felix cũng đã trả lời rằng anh trở nên “cực kỳ mệt mỏi” khi cứ phải liên tục nói về thu nhập của mình. 

PewDiePie phát hành game của riêng mình trong năm 2015 tên “PewDiePie: Legend of the Brofist” với giá 5 đô la trên nền tảng iOS và Android. Trò chơi hành động phiêu lưu có sự xuất hiện của PewDiePie, bạn gái Marzia của anh, những chú chó của họ và những YouTuber khác trở nên nổi tiếng. Một năm sau vào 2016, Felix phát hành một game khác có tên “PewDiepie Tuber Simulator.”

Từ Felix Kjellberg thành PewDiePie: Từ chàng trai bán xúc xích để theo đuổi đam mê đến ông hoàng YouTube Ảnh 5
Ảnh: YouTube/PewDiePie

Cũng trong năm 2015, Felix phát hành một tựa sách trào phúng thuộc thể loại tự lực - self-help tên “This Book Loves You.” Cuốn sách nhại lại những câu nói truyền cảm hứng nhanh chóng đứng đầu bảng xếp hạng bán chạy nhất của The New York Times khi được bán ra vào tháng 11 cùng năm.

Tuy nhiên, vào năm 2015, YouTube cho ra dịch vụ đăng ký không quảng cáo tên YouTube Red. Công ty cũng thông báo rằng họ đang hợp tác với Felix để cho ra chương trình độc quyền tên “Scare PewDiePie.” Series theo chân Felix khám phá những bối cảnh dựa theo những game kinh dị anh từng chơi đã ra mắt vào năm 2016.

Felix cũng không ngần ngại gì trong việc hay trêu chọc truyền thông và fan của mình, như việc anh thông báo sẽ xóa kênh YouTube sau khi đạt 50 triệu lượt đăng ký. Nhưng những câu đùa cũng gây ra tác hại khi khiến anh bị đá khỏi Twitter trong một thời gian vào năm 2016 vì nói rằng anh sẽ tham gia ISIS. 

Từ Felix Kjellberg thành PewDiePie: Từ chàng trai bán xúc xích để theo đuổi đam mê đến ông hoàng YouTube Ảnh 6
Ảnh: YouTube/PewDiePie

Nhưng trong năm 2017, những trò đùa của Felix đã khiến anh trả giá. Một bài báo của Wall Street Journal phát hiện chín video của anh trong khoảng tháng 08/2016 và 02/2017, có những câu nói nhạy cảm phản đối người Do Thái.

Sau khi bài báo được đăng tải, YouTube đã hủy hợp đồng với Felix. Disney cũng thông qua Maker Studios, cộng đồng mà Felix tham gia trước đó, hủy hợp tác với Felix và nói rằng video của anh “không phù hợp.” YouTube còn hủy bỏ mùa hai của series “Scare PewDiePie” và loại Felix khỏi chương trình hợp tác quảng cáo. 

Felix chỉ trích YouTube về việc hủy bỏ hợp tác với anh là sự bất công do sau khi Logan Paul đăng tải video về xác chết trong rừng, YouTube vẫn phát hành phim của Logan trên dịch vụ cao cấp Red của mình. “Chắc do tôi đùa giỡn về người Do Thái và không may điều đó lại nhạy cảm hơn việc đăng tải một xác chết” - Felix bình luận trong một video.

Từ Felix Kjellberg thành PewDiePie: Từ chàng trai bán xúc xích để theo đuổi đam mê đến ông hoàng YouTube Ảnh 7
Ảnh: Chris Jackson/Getty Images

Sau khi bị Disney và YouTube từ mặt, Felix đã đăng tải video nói về việc các phản ứng chống lại anh là “một cuộc tấn công bởi giới truyền thông để làm mất uy tín" của mình.

Không lâu sau, Felix thông báo rằng anh sẽ thực hiện những buổi livestream hàng tuần trên Twitch và series mới này có tên “Best Club.” Quyết định chuyển sang Twitch đến từ việc YouTube đang giải quyết cơn khủng hoảng quảng cáo “ad-pocalypse”, khi nền tảng này cho phép quảng cáo cạnh những video cực đoan khiến cho các nhà quảng cáo chọn cách tẩy chay YouTube. 

Thế nhưng chưa kịp hết năm 2017, Felix đã ngựa quen đường cũ trong các video của mình. Trong một buổi livestream chơi game, anh đã dùng một từ phân biệt chủng tộc. 

Từ Felix Kjellberg thành PewDiePie: Từ chàng trai bán xúc xích để theo đuổi đam mê đến ông hoàng YouTube Ảnh 8
Ảnh: YouTube/PewDiePie

Tháng 11/2017, Felix đăng lên một series nổi tiếng trên kênh YouTube của mình mang tên “Meme Review”, trong đó anh sẽ xem và đánh giá meme phổ biến hay những câu đùa trên mạng. Series trở nên cực kỳ nổi tiếng và có sự góp mặt của những vị khách tên tuổi như bình luận viên cánh hữu Ben Shapiro, CEO Tesla Elon Musk và Dr. Phil.

Felix cũng đã có một nhận xét phân biệt giới tính vào tháng 05/2018, khi anh gọi những streamer nữ bằng biệt danh không mấy hay ho. Sau khi nữ streamer Alinity nộp đơn khiếu nại một video của Felix, anh đã chế giễu phong cách của Alinity trong một video khác.

Felix cũng chịu sự chỉ trích khi đăng một meme trên Twitter vào năm 2018, chế giễu việc Demi Lovato phải nhập viện vì quá liều thuốc. Felix đã xóa đi vài giờ sau đó và xin lỗi vì “thiếu sự đồng cảm.”

PewDiePie đã được xem là Vua của YouTube trong nhiều năm, khi anh giữ vị trí dẫn đầu đáng kể của mình với tư cách là kênh YouTube được đăng ký nhiều nhất. Tuy nhiên, vị trí đó bắt đầu lung lay vào năm 2018 bởi một công ty sản xuất Bollywood có tên T-Series. Một cuộc ganh đua nhanh chóng được bắt đầu.

Từ Felix Kjellberg thành PewDiePie: Từ chàng trai bán xúc xích để theo đuổi đam mê đến ông hoàng YouTube Ảnh 9
Ảnh: YouTube/PewDiePie

Felix đã chặn được sự phát triển nhanh chóng của T-Series nhờ một chiến dịch truyền thông lớn của những người hâm mộ trung thành của PewDiePie. Các tin tặc nhắm vào trang chủ của Wall Street Journal, các thiết bị TV thông minh và hàng ngàn máy in để khuyến khích mọi người "đăng ký PewDiePie". YouTuber Mr Beast cũng vận động cho PewDiePie.

Theo tờ New York Times đưa tin, "đăng ký PewDiePie" đã biến thành "biểu tượng văn hóa cho giới trẻ và người nghiện internet".

Sau đó, khẩu hiệu "đăng ký PewDiePie" gây tranh cãi lớn hơn vào tháng 3, khi nó được vang lên trong cuộc tấn công khủng bố vào hai nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch, New Zealand. Trong một đoạn video livestream từ vụ nổ súng, tay súng bị nghi ngờ đã nói rằng mọi người hãy "đăng ký PewDiePie". Felix nói rằng anh ta "hoàn toàn kinh tởm" khi nghe tên mình được nhắc tới trong vụ xả súng ở thành phố Christchurch.

Từ Felix Kjellberg thành PewDiePie: Từ chàng trai bán xúc xích để theo đuổi đam mê đến ông hoàng YouTube Ảnh 10
Ảnh: YouTube/PewDiePie

Felix đã đăng một video lên YouTube yêu cầu người hâm mộ của mình chấm dứt phong trào "đăng ký PewDiePie". "Điều này được làm cho vui, nhưng nó đã không còn vui nữa. Rõ ràng nó đã đi quá xa" - Felix nói. Một ngày sau, một chiếc máy bay có biểu ngữ "đăng ký PewDiePie" đã bay qua thành phố New York.

T-Series đã vượt qua vị trí dẫn đầu của PewDiePie vào tháng 3 và trở thành kênh YouTube đầu tiên đạt mốc 100 triệu người đăng ký vào tháng 5. Felix đã phát hành hai bản nhạc chế nhạo T-Series, nhưng chúng đã bị chặn ở Ấn Độ sau khi một tòa án coi chúng là "thô tục" và "phân biệt chủng tộc".

Felix thông báo vào tháng 4 năm 2019 rằng anh sẽ bắt đầu livestream một lần nữa, lần này là trên nền tảng tương đối lạ lẫm DLive. Nền tảng dựa trên blockchain cho biết họ không cắt giảm doanh thu được tạo ra từ việc phát trực tiếp, không giống như các nền tảng tương tự như Twitch.

Washington Post đã báo cáo vào tháng 8 năm 2019 rằng YouTube đã cho phép những người sáng tạo phổ biến nhất của mình - bao gồm cả PewDiePie - có thể linh hoạt hơn với các quy tắc và chính sách kiểm duyệt của nền tảng. YouTube chối bỏ bài báo đó và cho biết họ áp dụng các chính sách "một cách nhất quán, bất kể người sáng tạo là ai".

Felix kết hôn vào ngày 19/08 với Marzia, bạn gái gần tám năm của anh. Hai người đã kết hôn ở London và một số bạn bè trên YouTube của Felix đã tham dự đám cưới.

Từ Felix Kjellberg thành PewDiePie: Từ chàng trai bán xúc xích để theo đuổi đam mê đến ông hoàng YouTube Ảnh 11
Ảnh: Jessica Kobeissi/Felix Kjellberg

PewDiePie đạt mốc 100 triệu người đăng ký vào cuối tháng 8, trở thành YouTuber cá nhân đầu tiên đạt được cột mốc này. Sau thành tích này, Felix tuyên bố sẽ quyên góp 50.000 đô la cho Liên đoàn Chống phỉ báng, một nhóm bảo vệ người Do Thái khỏi sự thù ghét, để cố gắng "vượt qua" những tranh cãi trước đây của mình.

Tuy nhiên, thông báo của Felix đã gặp phải sự lên án từ người hâm mộ, người đã đặt câu hỏi tại sao anh lại quyên góp cho một nhóm trước đây đã lên tiếng chống lại mình. Chỉ một ngày sau, Felix đã từ bỏ cam kết 50.000 đô la của mình và nói rằng thay vào đó anh sẽ quyên góp cho một tổ chức từ thiện mà anh "thực sự yêu thích".

Marzia Kjellberg, vợ của YouTuber, đã tiết lộ vào tháng 12 trên Instagram rằng nhà của cặp đôi đã bị đột nhập. Cô nói rằng khoảng 90% giá trị tài sản đã bị đánh cắp. Không rõ ngôi nhà nào của họ bị đột nhập do họ có một căn ở Nhật Bản và một căn khác ở Brighton, England.

Vào cuối năm 2019, Felix nói rằng anh sẽ tạm nghỉ YouTube "một chút" vào đầu năm 2020. "Tôi cảm thấy rất mệt mỏi, tôi không biết liệu bạn có nhận thấy không," - Felix nói trong một video. Đây không phải là lần đầu tiên Felix nghỉ ngơi với lý do kiệt sức.

Từ Felix Kjellberg thành PewDiePie: Từ chàng trai bán xúc xích để theo đuổi đam mê đến ông hoàng YouTube Ảnh 12
Ảnh: Tsuki Market

Chỉ vài giờ sau khi tuyên bố nghỉ, Felix bất ngờ xóa tài khoản Twitter sở hữu gần 20 triệu người theo dõi của mình. Hành động này được bắt đầu bởi một video trên YouTube, trong đó anh nói rằng Twitter đã "trở thành một hố ý kiến bẩn thỉu". Tuy nhiên, anh ta đã giữ tag Twitter "@pewdiepie" để "ngăn chặn các tài khoản giả mạo".

Kỳ nghỉ của PewDiePie lần này chỉ kéo dài 30 ngày và anh đã trở lại công việc tạo video cho kênh YouTube của mình.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Tài Nguyễn

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giải mã sức hút của show 'Hành Trình Kỳ Thú' đang phát trên MyTV