Công Nghệ

Nửa triệu người dùng Android bị lừa tải ứng dụng có chứa phần mềm gián điệp 'Joker'

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Chuyên gia Aleksejs Kuprins của CSIS Research cho biết, có tổng số 24 ứng dụng chứa phần mềm gián điệp Joker và hiện đã được tải về 472.000 lượt trên các thiết bị Android.

Theo báo cáo của hãng bảo mật Check Point, họ vừa phát hiện ra một phần mềm gián điệp có tên Joker núp bóng bên trong 24 ứng dụng nổi bật trên kho ứng dụng Play Store của Google.

Nửa triệu thiết bị Android hiện đang nhiễm phần mềm gián điệp ‘Joker’

Android

Có tổng số 24 ứng dụng chứa phần mềm gián điệp Joker và hiện đã được tải về 472.000 lượt trên các thiết bị Android. (Ảnh: Getty)

Chuyên gia Aleksejs Kuprins của CSIS Research cho biết, có tổng số 24 ứng dụng chứa phần mềm gián điệp Joker và hiện đã được tải về 472.000 lượt trên Google Play.

Phần mềm gián điệp mang tên Joker đã được cảnh báo hồi tháng 6 qua, và khi nó tiêm nhiễm vào điện thoại của nạn nhân, nó có thể truy cập vào tin nhắn, danh bạ và thông tin khác của thiết bị. Bên cạnh đó, nó còn âm thầm đăng ký cách dịch vụ trả tiền hàng tháng ở các trang web hay ứng dụng nào đó. Nếu người dùng không để ý tài khoản của mình thì vô cùng nguy hiểm.

Aleksejs Kuprins cho biết, các ứng dụng bị tiêm nhiễm phần mềm gián điệp Joker hiện có mặt trên 37 quốc gia tập trung ở châu Âu và châu Á.

Hiện 24 ứng dụng độc hại nói trên đã bị gỡ bỏ khỏi Google Play Store. Tuy nhiên, nếu smartphone của bạn vẫn còn những ứng dụng dưới đây, hãy gỡ bỏ nó ngay lập tức:

1. Mini Camera

2. Certain Wallpaper

3. Reward Clean

4. Age Face

5. Altar Message

6. Soby Camera

7. Declare Message

8. Display Camera

9. Rapid Face Scanner

10. Leaf Face Scanner

11. Board Picture

12. Cute Camera

13. Dazzle Wallpaper

14. Spark Wallpaper

15. Climate SMS

16. Great VPN

17. Humour Camera

18. Print Plant Scan

19. Advocate Wallpaper

20. HERITAGE HAMPI AIR PACKAGE

21. Ignite Clean

22. Antivirus Security

23. Collate Face Scanner

24. Beach Camera

Những điều cần lưu ý khi tải ứng dụng lạ trên Google Play Store

Android

Ứng dụng giả mạo, nhiễm mã độc,… không là vấn đề mới của hệ điều hành Android. (Ảnh: Internet)

Ứng dụng giả mạo, nhiễm mã độc,… không là vấn đề mới của hệ điều hành Android. Trên thực tế, tình trạng ứng dụng độc hại xuất hiện trên Play Store đã tồn tại trong nhiều năm.

Mặc dù Google đã giới thiệu tính năng Google Play Protect, giúp bảo vệ người dùng khỏi những ứng dụng độc hại, nhưng vẫn sẽ có một tỷ lệ nhất định ứng dụng chứa mã độc tồn tại được trên Play Store. Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên biết những cách để tự bảo vệ điện thoại của mình trước ứng dụng giả mạo:

- Luôn nhìn kỹ kết quả tìm kiếm, tên của ứng dụng và nhà phát triển.

- Kiểm tra số lượt tải đồng thời xem thêm các bình luận bên dưới ứng dụng, bởi một số người dùng có thể đã nhận ra ứng dụng giả mạo và để lại cảnh báo.

- Nếu cảm thấy không an toàn, bạn đừng nên tải về ứng dụng mà hãy hỏi bạn bè xem tính năng bạn cần có trong một ứng dụng nào khác mà họ đã dùng hay không.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin mới nhất