Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Những hậu quả khôn lường khi sử dụng smartphone trong thời tiết nóng

Trong những ngày gần đây, khi nhiệt độ tăng cao trong khoảng 36-40 độ, việc sử dụng smartphone có thể đem đến những hậu quả khôn lường.

Như các bạn đã biết việc thiết bị quá nhiệt sẽ nhanh chóng ảnh hưởng tới quá trình vận hành thiết bị đặc biệt là viên pin trên smartphone, vì vậy khi sử dụng thiết vị trong điều kiện nhiệt độ cao như ở ngoài trời nắng nóng, điện thoại của bạn nhanh chóng hấp thụ nhiệt và điều này vô cùng nguy hiểm tới thiết bị.

smartphone

Cả iPhone và điện thoại Android đều được thiết kế để hoạt động trong nhiệt độ môi trường từ 0° - 35° C, và cất giữ trong nhiệt độ từ -20° và 45° C.

Hầu hết các thiết bị điện thoại hiện nay đều có cảm biến nhiệt độ với người dùng khi nhiệt độ thiết bị đã vượt ngưỡng chấp nhận được, thiết bị sẽ tự động tắt, khởi động lại thiết bị, đặc biệt là cách thiết bị smartphone xách tay do không phải thiết kế dành cho môi trường sử dụng tại Việt Nam rất dễ ảnh hưởng tới phần cứng thiết bị.

Điển hình như iPhone, dòng smartphone được ưa chuộng nhất hiện nay, dù cho đã được Apple trang bị pin lithium-ion mới nhằm giúp cải thiện quá trình sạc và tuổi thọ pin so với các công nghệ pin cũ trước đây. Tuy nhiên, khả năng chịu đựng ở các môi trường khắc nghiệt của loại pin này vẫn không thay đổi.

Theo Apple, iPhone được thiết kế để hoạt động trong nhiệt độ môi trường từ 32° và 95° F (0° và 35° C) và cất giữ trong nhiệt độ từ -4° và 113° F (-20° và 45° C). Do đó, hãy luôn giữ thiết bị trong khoảng nhiệt độ này để đảm bảo tuổi thọ pin tốt nhất. Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng iPhone ở những môi trường khắc nghiệt có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với khuyến cáo của nhà sản xuất.

Khi bạn đang sử dụng iPhone hoặc sạc pin, việc iPhone ấm lên là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ bên trong của iPhone vượt quá nhiệt độ hoạt động bình thường (ví dụ: trong ô tô nóng hoặc dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trong thời gian dài), bạn có thể gặp phải các hiện tượng sau vì điện thoại cố gắng điều chỉnh nhiệt độ: iPhone dừng sạc (hoặc sạc lâu), màn hình tối, màn hình cảnh báo nhiệt độ xuất hiện, một số ứng dụng có thể đóng,…

điện thoại

Khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao, chất lỏng trong pin lithium-ion bắt đầu bay hơi, điều này có khả năng làm hỏng cấu trúc bên trong của pin.

Không chỉ iPhone, các thiết bị Android cũng có giới hạn nhiệt độ của riêng mình. Đại diện của công ty bảo mật AVG cho biết: “Cả iPhone và Android đều được thiết kế để hoạt động trong khoảng 0 - 35 độ C, nhưng việc tiếp xúc với nhiệt độ ngoài phạm vi đó có thể có tác động tiêu cực đến hiệu suất hoặc phần cứng của thiết bị. ”

Như đã đề cập bên trên, smartphone ngày nay được trang bị viên pin lithium-ion có chứa chất lỏng. Dựa trên các phản ứng hóa học, viên pin sẽ cung cấp năng lượng cho điện thoại của bạn. Tuy nhiên, khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao, chất lỏng bắt đầu bay hơi, điều này có khả năng làm hỏng cấu trúc bên trong của pin.

Nếu nhận thấy thiết bị của mình trở nên quá nóng, bạn có thể áp dụng một vài cách đơn giản để hạ nhiệt thiết bị như hạn chế để thiết bị tiếp xúc với ánh mặt trời, cố gắng hạn chế sạc điện thoại bằng cách giảm độ sáng thiết bị,…

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Duy Huỳnh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc