Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet

Những video độc hại, các thử thách nguy hiểm như 'mê hồn trận' trên mạng bủa vây trẻ em và những người dùng trẻ tuổi.

Thông tin về một bé gái 5 tuổi ở quận Tân Phú, TP.HCM mất mạng sau khi xem và làm theo video hướng dẫn trò thắt cổ trên YouTube xảy ra mới đây đã khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi bàng hoàng, đau xót.

Được biết, bé gái tên là V.T.D, 5 tuổi. Theo chia sẻ của mẹ ruột và gia đình với báo Pháp luật & Bạn đọc, ngày 12/10 bé bắt chước theo trò chơi thắt cổ đăng tải trên YouTube.

Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 1
Bài đăng của chị N.N, dì của cháu bé V.T.D trên mạng xã hội nhận được nhiều sự quan tâm. (Ảnh chụp màn hình)
Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 2
Chị N. thắt ruột kể lại: "Chỉ có 3 phút không để mắt tới cháu mà hậu quả để lại là đứa trẻ 5 tuổi hồn nhiên, ngây thơ trong sáng ấy đã ra đi mãi mãi". (Ảnh: N.N)
Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 3
Chia sẻ câu chuyện này với mọi người, chị N hy vọng rằng các bậc cha mẹ sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn nội dung mà con em mình tiếp xúc trên mạng, đặc biệt là trên YouTube hàng ngày. (Ảnh: N.N)

Chỉ vài phút không để ý đến khi gia đình phát hiện, bé đã bất tỉnh trong tư thế treo cổ liền nhanh chóng đưa vào BV. Mặc dù được các y bác sĩ tích cực cứu chữa nhưng bé gái tử vong ngay sau đó ít giờ.

Trước đó, Tuổi Trẻ từng đưa tin, vào tháng 11/2019, bé trai Đ.T.K (7 tuổi, ở huyện Nhà Bè, TP.HCM) cũng làm theo trò 'thắt cổ nhưng vẫn thở được' trên YouTube. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời nên bé K đã may mắn giữ được tính mạng.

Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 4
Bé K. được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Một thực tế đáng buồn, những nội dung độc hại nhắm đến trẻ em, những người dùng trẻ tuổi với suy nghĩ còn non nớt, xuất hiện ngày càng nhiều trên YouTube nói riêng và cả Internet nói chung.

Những video độc hại, các thử thách nguy hiểm như 'mê hồn trận' trên mạng bủa vây trẻ em, hay thậm chí là những người dùng trẻ tuổi.

Thử thách 'Cá voi xanh'

Trò chơi lan truyền trên Internet có tên "Thử thách Cá voi xanh" từng gieo rắc kinh hoàng cho nhiều trẻ em, gia đình ở Nga, châu Âu, châu Mỹ... 

Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 5
(Ảnh: Internet)

Trò chơi này yêu cầu người chơi phải thực hiện hàng loạt thử thách, từ những việc bình thường đến nguy hiểm, trong vòng 50 ngày, vào lúc 4h sáng mỗi ngày.

Cấp độ cao nhất của trò chơi này dành cho người chiến thắng là "tự kết liễu đời mình", giống như những con cá voi xanh tự lao lên bãi biển để tự kết liễu cuộc đời.

Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 6
Một người trẻ tại Nga từng dùng dao lam rạch lên tay để tạo hình cá voi xanh để thực hiện theo thử thách. (Ảnh: Gadgetsnow)

"Đó thực sự là cái bẫy chết người. Tôi phải trải qua những ngày tồi tệ nhất trong đời. Tôi tin chắc kể cả những người ưa mạo hiểm cũng khó thoát khỏi sự tàn phá ghê gớm của nó", Alexander, thanh niên 22 tuổi, ở Puducherry, Ấn Độ, lên tiếng sau khi thoát khỏi thử thách tự sát "Cá voi xanh".

Alexander là một trong số ít nạn nhân may mắn thoát khỏi trò chơi nguy hiểm bậc nhất thế giới.

Thử thách 'MoMo'

MoMo là nhân vật với hình dáng búp bê có đôi mắt lồi, thực chất là một tác phẩm điêu khắc có tên “Chim mẹ” của nghệ sĩ Nhật Bản Keisuke Aisawa. Tác phẩm được trưng bày vào năm 2016 tại Phòng triển lãm Vanilla ở Tokyo.

Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 7
(Ảnh: AFP/Getty)

Tuy nhiên, hình ảnh kinh dị này đã được kẻ xấu sử dụng cho một thử thách khiến người chơi có thể trầm cảm và nung nấu ý định tự kết liễu. Trong hình dáng MoMo, kẻ xấu sẽ liên lạc với người chơi qua Messenger hoặc WhatApps, buộc họ làm theo những hành động có thể gây hại cho bản thân.

Trào lưu này bắt đầu từ cuối tháng 8/2018, 'nhăm nhe' xuất hiện ẩn bên trong các video giả mạo lại loạt hoạt hình nổi tiếng dành cho trẻ em như Peppa Pig.

Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 8
(Ảnh: Internet)

Theo nguồn tin từ The Sun, một thiếu niên tại Ấn Độ đã kết liễu đời mình và cái chết của cậu bé này có mối liên hệ với thử thách chết người này.

Cảnh sát ở Argentina cũng cho biết, MoMo có liên quan đến cái chết của một bé gái 12 tuổi tại đây.

Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 9
Một bé gái tự cắt hết tóc của mình vì nghe lời 'MoMo'. (Ảnh: Internet)

Một bà mẹ người Anh tiết lộ, con trai của bà thậm chí còn được yêu cầu kề dao vào cổ theo như một trong những thử thách bệnh hoạn này đề ra, trong khi một đứa bé 6 tuổi cũng sợ hãi khi nhận được cảnh báo “Tôi sẽ giết bạn” khi vô tình xem loạt video có lồng ghép nhân vật này.

Sau khi nhận hàng loạt những chỉ trích từ các bậc phụ huynh, phía Facebook và YouTube đã xoá xổ loạt video độc hại trên nền tảng của mình.

Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 10
Keisuke Aiso - người được xem là cha đẻ của hình tượng MoMo, cũng tiết lộ bản thân đã huỷ bức tượng đầu người mình chim này. (Ảnh: Getty)

Jonathan Galindo

Theo News ABC, Jonathan Galindo là một tài khoản mạng xã hội có ảnh đại diện là một người đàn ông mang khuôn mặt giống với một chú chó, và có nguồn gốc bắt nguồn từ Mexico.

Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 11
Nhân vật Jonathan Galindo được cho là kêu gọi giới trẻ tham gia vào thử thách tự hại cực kỳ nguy hiểm. (Ảnh: Twitter)

Với khuôn mặt gây ám ảnh không kém quái vật MoMo từng khiến mạng xã hội kinh sợ, Jonathan Galindo cũng được cho là đang kêu gọi giới trẻ tham gia vào thử thách tự gây hại cho chính mình, tương tự thử thách Cá voi xanh (năm 2016) và thử thách MoMo (năm 2018).

Jonathan Galindo thường nhắm tới các mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, Twitter..., với mục tiêu là những người trẻ tuổi.

Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 12
(Ảnh: Twitter)

Nếu được tài khoản này gửi lời mời kết bạn, người dùng sẽ nhận được một tin nhắn đi kèm đường dẫn. Khi nhấp vào đường dẫn đính kèm trong tin nhắn này, người dùng sẽ bị hack địa chỉ IP thiết bị của mình. 

Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 13
Trào lưu Jonathan Galindo được tạo ra từ những kẻ có mục đích xấu nhằm vào những người trẻ. (Ảnh: Twitter)

Tài khoản Jonathan Galindo sẽ có được thông tin và địa chỉ của bạn. Sau đó, Jonathan Galindo sẽ đưa ra 2 lựa chọn cho bạn: Thực hiện thử thách kẻ này đưa ra hoặc gia đình bạn sẽ bị sát hại.

Thử thách này bao gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau, thường đe dọa đến sự an toàn, tính mạng của người chơi. Mức độ thử thách mang tính cực đoan tăng dần và thử thách cuối cùng là tự kết liễu bản thân.

Nhiều video YouTube chứa nội dung 'đầu độc' trẻ em

Đầu năm 2017, rất nhiều phụ huynh bức xúc chia sẻ vụ việc nhiều kênh YouTube sử dụng các nhân vật hoạt hình quen thuộc như công chúa Elsa, người nhện, bạch tuyết... để tạo nên những nội dung clip phản cảm, hở hang và có phần bạo lực, hở hàng... Điều đáng nói, các clip này lại được gắn mác dành cho trẻ em và đạt lượt xem khổng lồ trên YouTube.

Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 14
Năm 2017, nhiều phụ huynh từng tá hỏa vì loạt video phản cảm 'gắn mác' video dành cho trẻ em. Trong ảnh là phân đoạn Siêu Nhân (Super Man) thoát y cùng Bạch Tuyết (Snow White)... vô cùng nhạy cảm. (Ảnh: Internet)
Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 15
Không chỉ dừng lại ở chi tiết đâm chém, máu me rùng rợn, loạt hoạt cảnh thể hiện quan hệ tình yêu đôi lứa cũng được đưa vào clip. (Ảnh: Internet)

Trong số những video này, có rất nhiều những cảnh hở hang, thô tục, lố lăng giữa các nhân vật như cảnh nữ hoàng băng giá và một người đàn ông đóng vai siêu nhiên cởi bỏ trang phục; ông già Noel hóa thành sói đè cô gái ra và cắn cổ,...

Chỉ đến khi Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định xử phạt vi phạm đối với chủ sở hữu kênh YouTube vì loạt video độc hại, và Yeah1 Network vì thiếu chặt chẽ khi kiểm soát nội dung, những video kiểu đóng giả nhân vật được trẻ em yêu thích này mới dần biến mất.

Tuy nhiên, ngoài những clip Elsa, người nhện phản cảm,... nền tảng YouTube vẫn còn 'Hằng hà sa số' những nội dung độc hại có thể ảnh hưởng đến trẻ em.

Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 16
Một video hướng dẫn điều chế thuốc nổ vẫn đang khả dụng trên YouTube. (Ảnh chụp màn hình)

Trước đó, theo báo Tuổi Trẻ, bệnh viện cũng từng tiếp nhận một cháu bé bắt chước hành động của siêu nhân nhện mà cháu đã xem. Cháu đã đập tay thật mạnh vào kính làm tay bị đứt mạch máu.

Hồi đầu năm nay, báo Thanh Niên từng đưa tin, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận Đ.D. (15 tuổi, quê Hải Dương) trong tình trạng đa chấn thương do chế thuốc nổ theo video hướng dẫn trên YouTube.

Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 17
Cảnh bạo lực, máu me xuất hiện trong một tập phim Peppa Pig giả mạo trên YouTube. (Ảnh: Internet)

Ngay cả cũng YouTube nhiều lần khẳng định nền tảng này không được tạo ra để hướng tới trẻ em, và gần đây có động thái sàng lọc kỹ hơn, cũng như tắt hết bình luận trong những video có liên quan đến trẻ em.

Bé gái 5 tuổi tử vong do học theo video treo cổ và loạt trào lưu độc hại nhắm đến người dùng trên Internet Ảnh 18
YouTube nhiều lần khẳng định nền tảng này không được tạo ra để hướng tới trẻ em. (Ảnh: Internet)

Theo các chuyên gia, sẽ không có bộ lọc nào là đủ an toàn cho trẻ em, đặc biệt là khi YouTube có đến hàng tỷ video trên nền tảng. Các giải pháp công nghệ, kiểm soát của con người chỉ góp phần giảm mối nguy hiểm, các tác động tiêu cực đến trẻ em khi sử dụng YouTube.

Quan trọng hơn, các bậc phụ huynh, gia đình hãy luôn theo sát việc sử dụng YouTube, smartphone của con em mình. Cha mẹ cũng nên trang bị những kiến thức, kỹ năng để bảo vệ trẻ em khỏi video độc hại trên YouTube.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Duy Huỳnh

Được quan tâm

Tin mới nhất